Lưu trữ thẻ cho: sản phẩm cơ khí

Dây chuyền sản xuất và những yếu tố vận hành cơ bản trong nhà máy

Dây chuyền sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các nhà máy công nghiệp hoạt động một cách hiệu quả và có tính thống nhất cao. Đồng thời, đối với mỗi nhà máy để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cần chú trọng và đầu tư công nghệ hiện đại. Bài viết dưới đây Sora sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như cách thức hoạt động yếu tố vận hành của dây chuyền sản xuất, cùng tham khảo.

Dây chuyền sản xuất là gì?

Dây chuyền sản xuất trong một nhà máy là một hệ thống bao gồm các máy móc, thiết bị tự động và bán tự động được thiết lập với nhau giúp thực hiện đồng thời nhiều công đoạn khác nhau dưới sự giám sát của con người. Một dây chuyền có quy mô lớn hay nhỏ đều được hoạt động trơn tru nhờ thiết lập các bước vận hành theo trình tự khoa học mang lại hiệu quả vượt trội, năng suất cao cho các doanh nghiệp.

Dây chuyền sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các nhà máy

Dây chuyền sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các nhà máy

Ở mỗi giai đoạn sản xuất trong một dây chuyền sẽ đảm nhận một nhiệm vụ riêng, tuy nhiên tất cả đều sẽ hướng đến nhiệm vụ chung  trong quy trình tại nhà máy. Bên cạnh đó, các nguyên vật liệu sẽ được đưa vào và trải qua các công đoạn khác nhau trong dây chuyền sản xuất để đưa ra thành phẩm theo quy mô hàng loạt.

Xem thêm

Việc ứng dụng tự động hóa vào quá trình sản xuất theo dây chuyền cùng công nghệ cao sẽ giúp rút ngắn thời gian sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Đồng thời, các sản phẩm làm ra cũng sẽ đồng đều về chất lượng và thẩm mỹ, cũng như hạn chế tối đa hàng lỗi so với quá trình  sản xuất thủ công trước đây. 

Ngày nay,  nhiều dây chuyền của nhiều lĩnh vực đã được ra đời và luôn được đánh giá là mắt xích quan trọng trong ngành công nghiệp hiện đại hóa.  Bên cạnh đó, việc doanh nghiệp chú trọng đầu tư, cải tiến dây chuyền phục vụ vào hoạt động sản xuất cũng góp phần  tối ưu hóa hoạt động sản xuất, nâng cao năng suất, giảm chi phí không cần thiết cho sản xuất.  

Vai trò của dây chuyền sản xuất trong ngành công nghiệp hiện đại hóa

Dây chuyền sản xuất nắm giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong mọi lĩnh vực của ngành công nghiệp hiện đại hoá, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của một sản phẩm hoặc toàn bộ doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đối với các ngành công nghiệp, việc áp dụng dây chuyền vào sản xuất có thể giảm thiểu lãng phí và đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng dù là khắt khe nhất. Từ đó, đảm bảo khả năng sản xuất chất lượng, kịp thời góp phần quan trọng trong việc khẳng định sự uy tín của doanh nghiệp.

Ngoài ra, khi sử dụng dây chuyền tự động trong sản xuất còn cải thiện chất lượng sản phẩm, giảm thiểu thời gian một cách hiệu quả. Không chỉ vậy, với những đặc tính ưu việt mà loại hình sản xuất này đem lại sẽ mở ra cơ hội phát triển bền vững, đồng thời tạo ra sự tin tưởng từ phía khách hàng và thị trường.

Những lợi tích cực mà dây chuyền sản xuất mang lại

Ứng dụng dây chuyền sản xuất vào ngành công nghiệp hiện đại mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Cụ thể là:

Ứng dụng dây chuyền sản xuất vào ngành công nghiệp hiện đại mang lại rất nhiều lợi ích

Ứng dụng dây chuyền sản xuất vào ngành công nghiệp hiện đại mang lại rất nhiều lợi ích

  • Nâng cao hiệu quả sản xuất: Mỗi vị trí trong dây chuyền đều sẽ đảm nhiệm một nhiệm vụ chuyên môn từ đó loại bỏ được những thao tác dư thừa. đồng thời kiểm soát lực lượng lao động và nâng cao chất lượng nhân công. 
  • Nâng cao chất lượng sản phẩm: Giảm thiểu sai sót trong quá trình thao tác mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm nhờ có sự hỗ trợ kiểm tra chất lượng sản phẩm của các thiết bị gắn trên dây chuyền đồng thời giảm tỷ lệ phế phẩm.
  • Tiết kiệm chi phí: Dây chuyền sử dụng trong công nghiệp sản xuất giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí cho tất cả các hoạt động.

Ứng dụng phổ biến của dây chuyền sản xuất trong công nghiệp hiện đại hóa

Dây chuyền sản xuất hiện nay được ứng dụng phổ biến trong rất nhiều lĩnh vực ngành nghề, không chỉ riêng sản xuất ngành nông nghiệp, công nghiệp mà còn trong ngành dịch vụ. Bao gồm:

Dây chuyền lắp ráp xe, điện tử

Trong ngành sản xuất xe và điện tử, dây chuyền lắp ráp được xem là nền tảng cốt lõi bởi hệ thống sản xuất xe, thiết bị điện tử cần phải đáp ứng được sự tỉ mỉ tuyệt đối. Tuy nhiên, sự ra đời của dây chuyền sản xuất theo hướng tự động hóa đã giúp cấp phôi, thay khuôn, vặn ốc, đóng gói, dán nhãn, xếp hàng một cách nhanh chóng và chính xác hơn.

Dây chuyền gia công kim loại

Hiện nay, các thiết bị tự động hóa trong gia công kim loại được ứng dụng rất phong phú và phổ biến, bao gồm: xe hàn tự động,robot hàn tự động, bàn máy hàn CNC. Đối với mỗi loại thiết bị đều có những đặc tính và ứng dụng riêng giúp tăng độ chính xác cũng như hiệu suất của sản phẩm. Đồng thời, đảm bảo sự gia công trở nên linh hoạt và an toàn hơn. 

Hiện nay, các thiết bị tự động hóa trong gia công kim loại được ứng dụng rất phong phú 

Hiện nay, các thiết bị tự động hóa trong gia công kim loại được ứng dụng rất phong phú

Dây chuyền chiết rót tự động 

Dây chuyền chiết rót tự động được điều khiển dễ dàng thông qua một bảng điều khiển đã được thiết lập sẵn. Thiết bị này giúp rót một lượng dịch lỏng chính xác đã được thiết lập, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất và đảm bảo tính đồng nhất cho mọi sản phẩm.

Dây chuyền đóng gói 

Việc ứng dụng dây chuyền đóng gói trong sản xuất công nghiệp giúp làm giảm thiểu tối đa sự thiếu sót của quy trình thủ công trước đây. Một số thiết bị như máy hút chân không, máy hàn túi giúp các sản phẩm được bảo quản tốt nhất, tránh hư hại do tác động môi trường bên ngoài.

Xem thêm

Lời kết

Qua những thông tin chia sẻ trong bài viết, hy vọng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như những lợi ích mà dây chuyền sản xuất mang lại. Hiện nay việc ứng dụng cơ chế tự động trong quá trình sản xuất được áp dụng một cách rộng rãi bởi những hiệu quả mà hình thức này mang lại.

CÔNG TY CP CHẾ TẠO MÁY SORA

  • Địa chỉ: Số 3 – Lô 5 – KCN Lai Xá – Kim Chung – Hoài Đức – Hà Nội.
  • Hotline: 0962 967 816
  • CSKH: support@soragroup.vn
  • Website: https://soragroup.vn/

Cơ khí chế tạo máy – Mũi nhọn trong công nghiệp hiện đại thời 4.0

Hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã khiến cho ngành cơ khí chế tạo máy phát triển nhanh chóng. Lĩnh vực này trực tiếp sản xuất ra tất cả các sản phẩm phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Vậy đối với nền kinh tế ngành chế tạo máy đóng vai trò như thế nào, cùng Sora tìm hiểu chi tiết hơn vấn đề này qua bài viết sau.

Cơ khí chế tạo máy và những thông tin quan trọng không nên bỏ lỡ

Cơ khí chế tạo máy là ngành chuyên chế tạo máy móc, thiết bị sản xuất, mang đến những giá trị vô cùng to lớn cho quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Sản phẩm của ngành chế tạo máy rất rộng, từ các vật dụng hàng ngày, các thiết bị điện tử, linh kiện điện, cho đến các máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, kinh doanh dịch vụ, lưu thông hàng hóa, vật tư.

Bạn biết gì về cơ khí chế tạo máy?

Cơ khí chế tạo máy được biết đến là một trong những ngành công nghiệp có lịch sử lâu đời ở nước ta hiện nay. Ngành nghề này đóng vai trò là “xương sống” trong ngành công nghiệp góp phần tạo tiền đề cho các ngành công nghiệp khác phát triển.

Cơ khí chế tạo máy được biết đến là một trong những ngành công nghiệp có lịch sử lâu đời 

Cơ khí chế tạo máy được biết đến là một trong những ngành công nghiệp có lịch sử lâu đời

Tất cả các sản phẩm kỹ thuật từ đồ dùng, thiết bị, máy móc đều qua các công đoạn gia công trong đó có đóng góp quan trọng, quyết định của cơ khí chế tạo máy. Ngành chế tạo máy bao gồm 2 khía cạnh chính của ngành công nghiệp, đó là: mảng gia công cơ khí và sản xuất chế tạo máy.  Hiện nay, các phương pháp này đã được hiện đại hóa, gia công trên các loại máy CNC tiên tiến giúp tự động hóa quá trình gia công, đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng thời giúp tiết kiệm chi phí hơn.

>>>Xem thêm<<<

Tình hình phát triển của ngành cơ khí chế tạo máy hiện nay

Cơ khí chế tạo máy có lịch sử lâu đời ở nước ta, ngành nghề này đã được phát triển mạnh ở thời Pháp thuộc. Tuy nhiên,  ban đầu chỉ được biết đến dưới dạng các nghề thủ công tạo ra công cụ sản xuất, binh khí chưa thể trở thành một ngành mũi nhọn để xây dựng nền móng cho ngành chế tạo máy. 

Song song với sự phát triển kinh tế – xã hội, ngành chế tạo máy đã phát triển khá toàn diện ở một số lĩnh vực, trình độ công nghệ. Từ đó, cơ khí chế tạo máy vươn lên và đóng vai trò là ngành công nghiệp “xương sống” của nền sản xuất xã hội, cung cấp thiết bị, máy công cụ đáp ứng nhu cầu hàng ngày của người dùng.

Triển vọng của cơ khí chế tạo máy trong tương lai 

Trong những năm qua, cơ khí chế tạo máy trong nước đã đạt được những kết quả nhất định đồng thời ghi nhận những đột phá mới ở một số lĩnh vực. Với sự tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, ngành chế tạo máy có nhiều cơ hội phát triển thông qua ứng dụng công nghệ AI, robot, in 3D, IoT…

Song song với đó là sự xuất hiện của những nhà máy chế tạo thông minh đảm bảo được tính toàn cầu hoá, tận dụng tối đa nguồn lao động. Cùng với đó là sự đầu tư khoa học kỹ thuật tiên tiến vào máy móc, tự động hóa tối đa quy trình sản xuất, nâng cao khả năng chế tạo để tối ưu hóa năng xuất và giảm thiểu chi phí.

Vai trò của cơ khí chế tạo máy trong xã hội

Ngành cơ khí chế tạo máy nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của kinh tế- xã hội. Bao gồm:

Ngành cơ khí chế tạo máy giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của kinh tế - xã hội

Ngành cơ khí chế tạo máy giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của kinh tế – xã hội

  • Ngành chế tạo máy có khả năng tạo ra giá trị gia tăng cao, tạo điều kiện cho sự phát triển của các ngành công nghiệp khác, góp phần làm tăng trưởng kinh tế tổng thể.
  • Ngành cơ khí chế tạo cung cấp nhiều cơ hội việc làm, giúp người lao động có thu nhập ổn định hơn, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm tỷ lệ thất nghiệp.
  • Cơ khí chế tạo máy góp phần đổi mới và phát triển công nghệ, tăng cường sức cạnh tranh trong thời đại toàn cầu hóa.
  • Lĩnh vực này có thể tạo ra các sản phẩm có hiệu suất cao, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển bền vững.
  • Ngành chế tạo máy có khả năng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư, phát triển, góp phần vào sự đa dạng hóa kinh tế.
  • Ngành cơ khí chế tạo có sự liên kết mạnh mẽ với các ngành công nghiệp khác như: ngành cung cấp nguyên liệu, công nghiệp hàng hóa, dịch vụ hỗ trợ.
  • Các sản phẩm công nghệ mới trong ngành chế tạo máy góp phần tạo ra sự tiến bộ xã hội, cải thiện cuộc sống của người dân.

Một số phương pháp cơ khí chế tạo hiện đại

Công nghệ tự động hóa ra đời hỗ trợ rất nhiều cho ngành cơ khí chế tạo máy giúp tự động hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu nhân công đồng thời  tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả làm việc. Hiện nay có 4 phương pháp gia công chế tạo cơ khí hiện đại, bao gồm:

Công nghệ tự động hóa ra đời hỗ trợ rất nhiều cho ngành cơ khí chế tạo máy

Công nghệ tự động hóa ra đời hỗ trợ rất nhiều cho ngành cơ khí chế tạo máy

Phương pháp cơ khí

Phương pháp cơ khí được áp dụng với các vật liệu gia công khó gia công có độ cứng, độ bền, tính giòn cao. Phương pháp này bao gồm các kỹ thuật gia công bằng tia hạt mài, tia nước, tia nước + hạt mài, siêu âm hay gia công bằng tia hạt mài.

Phương pháp điện hoá

Phương pháp điện hoá áp dụng đối với các vật liệu khó gia công bằng các phương pháp thông thường. Điện hóa trong cơ khí chế tạo máy bao gồm các phương pháp như: mài điện hóa, mài xung điện hóa, gia công điện hóa, gia công điện phân ống hình…

Phương pháp nhiệt điện

Phương pháp nhiệt điện trong ngành chế tạo máy bao gồm các phương pháp như gia công bằng xung điện. Có thể kể đến như: mài xung điện, gia công bằng tia laze, gia công bằng quang Plasma, cắt dây xung điện hay gia công bằng dòng điện từ.

Phương pháp hoá 

Phương pháp hoá được ứng dụng rộng rãi bởi sở hữu ưu điểm về chi phí dụng cụ thấp, không gây biến dạng các chi tiết. Trong ngành chế tạo máy, phương pháp này ó nhiều phương pháp như gia công quang hóa, phay hóa, sản xuất được nhiều sản phẩm như lò xo lá, mặt nạ ống hình vô tuyến, là mô tơ điện. 

Ứng dụng của cơ khí chế tạo máy trong đời sống xã hội

Cơ khí chế tạo máy là một bộ phận nhỏ của ngành cơ khí nói chung. Lĩnh vực này hoạt động chủ yếu chế tạo máy, hệ thống thay thế cho hoạt động lao động của con người, nhằm tăng năng xuất cũng như giảm thiểu tối đa thời gian. 

Ngành chế tạo máy phục vụ công cuộc đổi mới và phát triển đất nước một cách mạnh mẽ. Không chỉ vậy,lĩnh vực này không chỉ tiếp xúc với máy móc, kim loại, xăng dầu mà còn ứng dụng vật lý vào rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống.

Chế tạo cơ khí giảm đi đáng kể sức lao động của con người đồng thời làm gia tăng năng suất và đầu ra sản phẩm. Bên cạnh đó, ngành này còn giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí nhân công và chi phí sản xuất.

Chế tạo máy giúp mọi ngành sản xuất hiện nay đi theo một dây chuyền hiện đại. Qua đó, giúp các doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát chất lượng cũng như đảm bảo tiến độ hoàn thành sản phẩm.

>>>Xem thêm<<<

Lời kết

Cơ khí chế tạo máy vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra thiết bị, chế tạo máy và công cụ. Hy vọng, qua thông tin bài viết Sora vừa chia sẻ có thể giúp mọi người nhận thức rõ hơn về lĩnh vực này cũng như các phương pháp cơ khí chế tạo máy và ứng dụng trong đời sống.

Chế tạo máy – Xu hướng công nghệ trong thời đại số 4.0

Chế tạo máy ngày nay được xem là một trong những ngành quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Có thể nói, lĩnh vực này đã giúp ích rất nhiều cho con người, đưa nền kinh tế của các nước đi lên nhanh chóng. Cùng Sora tìm hiểu về những ưu, nhược điểm của ngành nghề cơ khí đang rất HOT hiện nay này qua thông tin chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Chế tạo máy là gì?

Trong xã hội ngày nay, chế tạo máy được xem là một trong những lĩnh vực quan trọng thúc đẩy phát triển nền kinh tế của các nước. Một đất nước chế tạo được nhiều máy móc phục vụ công nghiệp đồng thời nâng cao cơ sở vật chất tối ưu hóa công nghệ vào máy móc sẽ ngày càng có những bước tiến vượt bậc hơn.

Trong xã hội ngày nay, chế tạo máy được xem là một trong những lĩnh vực quan trọng

Trong xã hội ngày nay, chế tạo máy được xem là một trong những lĩnh vực quan trọng

Chế tạo, sáng chế máy móc bao gồm những gì?

Công nghệ chế tạo máy móc rất quan trọng trong việc chế tạo các loại các máy móc phục vụ công nghiệp, kết hợp với hệ thống tự động hóa để chế tạo ra các máy móc tự hành. Lĩnh vực này không chỉ liên quan mật thiết và chặt chẽ đến lĩnh vực cơ khí mà còn được ứng dụng rất nhiều ngành nghề trong thực tiễn như sản xuất: ô tô, máy bay, xe tăng, tàu hỏa. Đồng thời, ngành nghề hiện cũng đang cũng được ứng dụng trong việc sản xuất các thiết bị công nghiệp như: thiết bị gia đình, thiết bị sản xuất, dụng cụ nhiệt và vũ khí…

Công việc sáng chế trong sản xuất máy móc đòi hỏi các kỹ sư có tay nghề trình độ cao để có thể đáp ứng được lượng công việc cũng như chất lượng đầu ra của sản phẩm. Ngoài ra, những người thợ này cũng cần nắm vững và trau dồi kiến thức để vận dụng linh hoạt vào việc lên ý tưởng, thiết kế, chế tạo, lắp ráp và cuối cùng là hoàn thiện sản phẩm.

Vai trò của chế tạo, sáng chế máy móc là gì?

Ngành chế tạo máy nắm giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống ngày nay, chuyên cung cấp các loại máy móc phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Cụ thể như sau:

  • Chế tạo ra các loại máy móc giúp cuộc sống của con người ngày càng trở nên hiện đại và tiện nghi hơn.
  • Sản xuất và thiết kế ra các loại máy móc hỗ trợ con người trong quá trình lao động và sản xuất, từ đó tiết kiệm sức lực và tăng năng suất lao động.
  • Đem lại công việc và nguồn thu nhập khá cao cho nhiều người lao động hiện nay.

Cơ hội và tiềm năng phát triển cách mạng công nghiệp số hóa

Ngành chế tạo máy mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho cuộc sống hiện nay, giúp tiết kiệm sức lao động của con người thông qua các loại máy móc, thiết bị hiện đại.  Đồng thời, chất lượng sản phẩm và thời gian hoàn thành công tác sản xuất cũng được đảm bảo đúng tiến độ. Trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước, lĩnh vực này hứa hẹn sẽ có nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển hơn nữa.

Ngành nghề sở hữu cơ hội và năng phát triển trong tương lai

Ngành nghề sở hữu cơ hội và năng phát triển trong tương lai

Ngành chế tạo máy móc có đáp ứng được nhu cầu tự động hóa của xã hội?

Như đã biết, hiện nay các nhà máy, khu công nghiệp đang ngày càng phát triển mạnh mẽ ở trong nước theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Kéo theo đó là nhu cầu về máy móc, thiết bị dây chuyền sản xuất lớn được vận hành một cách hoàn toàn tự động là điều cần thiết đối với sự phát triển của xã hội.

Thực tế, việc phát triển nguồn lực cho ngành chế tạo máy là không hề thấp chính vì thế cơ hội việc làm trong ngành này là vô cùng lớn. Đặc biệt là khi Việt Nam  gia nhập vào các tổ chức kinh tế – chính trị thế giới đã tạo điều kiện rất lớn cho sự phát triển rộng mở lĩnh vực này. 

Đồng thời, việc đầu tư các cơ sở sản xuất lớn của các tập đoàn, công ty nước ngoài vào Việt Nam cũng mở ra cơ hội nghề nghiệp cho ngành cơ khí, máy móc. Do vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm và tin tưởng vào tương lai của ngành nghề này luôn có nhu cầu lao động cao ở hiện tại và tương lai.

Cơ hội và tiềm năng phát triển của ngành chế tạo máy trong tương lai

Có thể nói, chế tạo máy móc là một ngành rất quan trọng và có ứng dụng cao trong cuộc sống cũng như trong thực tiễn. Bên cạnh đó cũng đòi hỏi phải có những kỹ sư có tay nghề cao chịu khó tìm tòi, học hỏi và sáng tạo để có thể điều khiển cũng như chế tạo ra nhiều loại máy móc phục vụ ngành công nghiệp sản xuất và nhiều lĩnh vực khác. 

Hiện nay, lĩnh vực này còn hỗ trợ rất nhiều trong các sản phẩm cơ khí với những công dụng riêng biệt. Cùng với việc đẩy mạnh phát triển đất nước theo hướng công nghiệp 4.0 cũng sẽ tạo ra các động lực nhằm thúc đẩy ngành cơ khí càng thêm bùng nổ hơn nữa để tạo ra nhiều máy móc phục vụ cho xã hội.

Xu hướng tự động hóa trong chế tạo máy móc

Ngày nay, tự động hóa đã và đang được ứng dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt phải kể đến sản xuất công nghiệp. Đặc biệt, trong nhiều nhà máy hệ thống sản xuất dây chuyền tự điều khiển đang dần thay thế công việc do con người đảm nhiệm.

Việc ứng dụng các công nghệ hiện đại giúp ngành chế tạo máy móc sản xuất được những sản phẩm có chất lượng cao, đồng đều với khả năng hoạt động liên tục không ngừng nghỉ. Từ đó, giúp quy trình sản xuất không bị gián đoạn so với hoạt động thủ công truyền thống đồng thời tiết kiệm nhiên liệu, tăng năng suất.

Thêm vào đó, quá trình tự động hóa khi chế tạo cơ khí nói chung và máy móc nói riêng giúp sản phẩm đầu ra đạt chất lượng tốt, hạn chế lỗi ở sản phẩm. Bên cạnh đó, đảm bảo an toàn cho người lao động trong một số công đoạn nguy hiểm, đồng thời phù hợp với chiến lược phát triển xanh bền vững của thế giới. 

Có thể nói rằng, việc ứng dụng tự động hóa trong chế tạo máy móc không chỉ tăng năng suất, giảm chi phí lao động mà còn nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm. Việc ứng dụng công nghệ và các giải pháp tự động hóa có thể tạo ra những bước đột phá trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay.

Một số ứng dụng nổi bật của chế tạo, sáng chế máy móc

Ngành chế tạo máy có rất nhiều tiềm năng phát triển và ứng dụng được nhiều vấn đề thực tiễn trong cuộc sống. Bao gồm:

Được ứng dụng rất nhiều cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Được ứng dụng rất nhiều cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa

  • Ứng dụng cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với đội ngũ kỹ sư cơ khí, kỹ thuật viên và lao động có tay nghề cao để có thể làm chủ được công nghệ làm chủ các loại máy móc, trang thiết bị hiện đại.
  • Ngành nghề đóng vai trò chủ yếu tạo ra các loại máy móc, thiết bị hoặc sản phẩm cơ khí hữu ích trong đời sống hằng ngày của con người nhờ ứng dụng linh hoạt những nguyên lý vật lý.
  • Chế tạo hay sáng chế máy làm chủ và hoạt động thay thế cho lao động của con người, nhằm tăng năng suất lao động đồng thời giảm thiểu thời gian gia công.
  • Thiết kế và làm ra những loại máy móc và thiết bị sản xuất để hỗ trợ quá trình sản xuất của các sản phẩm khác .

Lời kết

Chế tạo máy luôn là lĩnh vực mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho cuộc sống giúp tiết kiệm sức lao động của con người, đảm bảo đúng tiến độ sản xuất. Hy vọng, từ những thông tin bài viết vừa chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về lĩnh vực đặc thù cũng như những ứng dụng thực tế của ngành này trong cuộc sống.

 

Xem thêm các tin công nghệ khác:

Xúc tiến đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm cơ khí

Sáng ngày 31/8, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống các Cơ quan thương vụ Việt Nam tại nước ngoài với chủ đề “Xúc tiến đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm cơ khí”. Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Tham dự hội nghị có hơn 300 đại biểu từ các cơ quan thuộc Bộ Công Thương, các Thương vụ, Chi nhánh Thương vụ Việt Nam, Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại nước ngoài, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp và các cơ quan thông tấn, báo chí.

Hội nghị diễn ra theo phương thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đông đảo đại biểu từ các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan và doanh nghiệp liên quan từ 63 tỉnh, thành trên cả nước tham gia.

Hội nghị tập trung trao đổi, cập nhật thông tin về tình hình, diễn biến, các quy định về chính sách, yêu cầu mới đối với nhập khẩu, đánh giá thị hiếu tiêu dùng của thị trường nhập khẩu đối với các sản phẩm ngành cơ khí; thảo luận đánh giá cơ hội, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong hoạt động xuất – nhập khẩu, yêu cầu xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm cơ khí.

Xem thêm các loại máy tự động sản xuất:

Liên hệ chế tạo máy tự động hóa
Động lực tăng trưởng kinh tế

Trong những năm qua, dưới lãnh đạo của Đảng, sự vào cuộc của Quốc hội và điều hành quyết liệt của Chính phủ cùng sự phối hợp của các Bộ, Ngành, địa phương, công nghiệp đã trở thành ngành có tốc độ tăng trưởng và năng suất lao động cao trong các ngành kinh tế. Trong đó, ngành cơ khí là một trong những ngành công nghiệp có lịch sử lâu đời và được Đảng và Nhà nước xác định là ngành công nghiệp mang tính “xương sống”, đóng vai trò là động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, mở rộng sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là một số nhóm ngành như như cơ khí khuôn mẫu, cơ khí công nghệ cao, máy móc thiết bị, phụ tùng…

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhận định, giai đoạn vừa qua, chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của ngành cơ khí khi từng bước làm chủ và nâng cao tỷ lệ nội địa hoá, tạo động lực thúc đẩy ngành công nghiệp và kinh tế phát triển, qua đó trực tiếp và gián tiếp tạo việc làm cho hàng triệu lao động, đồng thời hướng tới mục tiêu đến năm 2023, ngành cơ khí Việt Nam được phát triển với đa số các chuyên ngành có công nghệ tiên tiến, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi giá trị toàn cầu, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, cạnh tranh bình đẳng trong hội nhập quốc tế.

Song, bức tranh gam màu xám tiếp tục là tông màu chủ đạo bao trùm lên nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam không phải ngoại lệ. Tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến rất phức tạp, khó lường, tác động và ảnh hưởng sâu đến sự ổn định toàn cầu dẫn tới hệ luỵ làm gián đoạn, đứt gãy các chuỗi cung ứng, tác động không nhỏ đến hoạt động ngành công nghiệp nói chung và ngành cơ khí nói riêng.

Dù đã ghi nhận những kết quả tích cực trong điều hành kinh tế vĩ mô, tăng trưởng cũng như triển vọng phục hồi và xu thế của nền kinh tế những tháng vừa qua, tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia, từ nay đến cuối năm, khó khăn, thách thức vẫn sẽ nhiều hơn thuận lợi, các động lực tăng trưởng của nền kinh tế sẽ tiếp tục phải đón những luồng gió ngược của thế giới.

Bên cạnh đó, dù dư địa thị trường của công nghiệp là rất lớn, song việc đa dạng và mở rộng thị trường đối với các doanh nghiệp trong ngành cơ khí vẫn hết sức khó khăn do vấp phải sự canh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp do năng lực cạnh tranh chưa đủ mạnh, chưa xây dựng được thương hiệu và được nhiều khách hàng tiềm năng biết đến.

Giai đoạn vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt, sát sao chỉ đạo các Bộ, ngành cùng với các địa phương triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng. Thứ trưởng Đỗ Thẳng Hải cho biết thêm, Bộ Công Thương đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ sản xuất, kinh doanh trong nước, đa dạng hóa nguồn cung, đối tác, tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, tiếp tục giữ vững, củng cố vị thế tại các thị trường đã có các Hiệp định thương mại tự do, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với các rào cản thương mại, các biện pháp phòng vệ thương mại.

Tăng cường kết nối doanh nghiệp, cung cấp thông tin thị trường

Tại hội nghị, ông Nguyễn Chỉ SángPhó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Cơ khí Việt Nam cho biết, hiện con số xuất nhập khẩu của ngành cơ khí lớn nhưng hầu hết nằm trong khối doanh nghiệp FDI, tỷ trọng của doanh nghiệp Việt Nam còn khiêm tốn. Qua làm việc thực tế, ông Nguyễn Chỉ Sáng cho hay, khách hàng nước ngoài nhận diện nhiều hạn chế của doanh nghiệp cơ khí Việt Nam. Trong đó, kỹ năng tìm kiếm khách hàng hạn chế; chưa có mặt hàng truyền thống; không có đại diện bán hàng theo khối và không liên kết chặt chẽ trong tìm kiếm khách hàng; ngại thay đổi quy mô sản xuất và hạn chế trong sử dụng thương mại điện tử phục vụ sản xuất, kinh doanh.

Theo đó, đại diện Hiệp hội cơ khí đề xuất Thương vụ Việt Nam ở thị trường nước ngoài hỗ trợ mạnh mẽ cho doanh nghiệp cơ khí trong nước, nhất là về cung cấp thông tin thị trường. Đồng thời đề nghị Bộ Công Thương tăng cường hỗ trợ kết nối doanh nghiệp trong ngành với các nhà mua hàng nước ngoài. Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các kênh thương mại điện tử; hỗ trợ tổng hợp số liệu và nhu cầu thị trường.

Về phía Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI), bà Trương Thị Chí Bình – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VASI thông tin, năm nay, thị trường sản phẩm cơ khí suy giảm khoảng 20% đơn hàng, có doanh nghiệp đơn hàng suy giảm nặng hơn từ 30-40%. Tuy nhiên, lĩnh vực cơ khí cũng có thêm nhiều khách hàng mới do sự dịch chuyển về sản xuất.

Trong khi đó, năng lực của doanh nghiệp trong nước đã có những chuyển biến tích cực. Cùng với đó là nhiều công đoạn sản xuất doanh nghiệp Việt Nam đủ khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp Trung Quốc, Ấn Độ.

Thông tin về thị trường Hoa Kỳ trong lĩnh vực cơ này, ông Nguyễn Mạnh Hùng – Trưởng đại diện Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại New York cho biết, lĩnh vực cơ khí đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Hoa Kỳ, nhất là ngành sản xuất ô tô. Bên cạnh là nhà sản xuất lớn về cơ khí chế tạo, Hoa Kỳ cũng là nước có nhu cầu nhập khẩu đa dạng, các sản phẩm nhập khẩu là máy công nghiệp, máy bay dân dụng, máy tính, phụ kiện bán dẫn, máy móc nông nghiệp, ngành giấy; ô tô, phụ tùng ô tô.

Như vậy, hiện còn nhiều dư địa xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, doanh nghiệp trong nước cần chủ động nguồn hàng, tuân thủ quy định từ thị trường; có các chứng chỉ về chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, tuỳ theo từng ngành, sản phẩm cụ thể. Mặt khác, doanh nghiệp cần sản xuất theo tiêu chuẩn bền vững, hài hoà tiêu chuẩn quốc tế; tham gia các hội chợ xúc tiến xuất khẩu. “Thương vụ sẽ đồng hành, phối hợp với các doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại để sản phẩm cơ khí tiếp cận thuận lợi thị trường Hoa Kỳ”, ông Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Đối với thị trường Nhật Bản – thị trường xuất khẩu truyền thống của sản phẩm cơ khí Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cơ khí đang chiếm tỷ trọng 5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này. Ông Tạ Đức Minh – Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản thông tin, Nhật Bản hiện đang thực hiện chính sách mới nhằm tránh phụ thuộc nguồn cung vào Trung Quốc và mở rộng sang khối các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam.

Xem thêm các loại băng tải khác:

Mặt khác, doanh nghiệp cơ khí của Nhật Bản chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, lâu đời, chủ của doanh nghiệp này muốn chuyển giao tuy nhiên ở đất nước có tỷ lệ già hoá dân số việc này tương đối khó khăn nên có định hướng sang Việt Nam tìm cơ hội hợp tác sản xuất.

Khách hàng có nhu cầu về các máy tự động, máy tự động chuyên dụng, dây chuyền tự động, băng tải phục vụ ngành cơ khí vui lòng liên hệ:

Hội nghị đã diễn ra với 2 phiên thảo luận chính gồm: Phiên 1 dành cho đại diện các Hội, Hiệp hội (Hiệp hội Cơ khí Việt Nam, Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam, Hội các Doanh nghiệp Cơ khí tỉnh Bắc Giang) trao đổi về những khó khăn, thuận lợi, đề xuất nhu cầu hỗ trợ và các sáng kiến liên quan đến việc thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí Việt Nam với các thị trường nước ngoài.

Phiên 2 dành cho đại diện các Thương vụ, Văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam tại Nhật Bản, Philippines, Séc, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, New York (Mỹ) thông tin cập nhật về tình hình thị trường; một số quy định, tiêu chuẩn, điều kiện của thị trường có thể tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu các mặt hàng cơ khí của Việt Nam và khuyến nghị đối với các địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, sau Hội nghị này, với trách nhiệm là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tổng hợp đầy đủ nhu cầu hỗ trợ và các kiến nghị, đề xuất của các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để tập trung giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét chỉ đạo giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và xuất khẩu ngành cơ khí, hỗ trợ doanh nghiệp ngành cơ khí tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi giá trị toàn cầu, cạnh tranh bình đẳng trong hội nhập quốc tế , cơ bản đáp ứng nhu cầu sản phẩm cơ khí của thị trường trong nước và phát triển xuất khẩu, đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước.

Theo số liệu thống kê, tháng 8/2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 60,92 tỷ USD, tăng 6,7% so với tháng trước, 7,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 32,37 tỷ USD, tăng 7,7% so với tháng trước, giảm 7,6% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 8/2023 ước đạt 28,55 tỷ USD, tăng 5,7% so với tháng trước, giảm 8,3% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 8 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 435,23 tỷ USD, giảm 13,1% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa sơ bộ tháng 8 năm 2023 ước tính xuất siêu 20,19 tỷ USD.

Tác giả: Hương Nguyễn
Nguồn: Báo Bộ Công Thương