Lưu trữ thẻ cho: xu hướng

Dây chuyền sản xuất than không khói và ứng dụng đời sống

Than không khói hiện nay được ứng dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày. Loại tham này được đánh giá cao hơn than củi đen truyền thống bởi cải thiện chất lượng không khí đồng thời hạn chế tác động tiêu cực ra môi trường. Vậy dây chuyền sản xuất than không khói là gì và ứng dụng của than sạch trong đời sống, cùng Sora tìm hiểu chi tiết hơn qua những thông tin chia sẻ sau.

Bạn biết gì về dây chuyền sản xuất than không khói ?

Dây chuyền sản xuất than không khói sử dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nhằm hạn chế tối đa khói sinh ra trong quá trình đốt than. Khác với than củi truyền thống có hình thù gồ ghề, to nhỏ không đồng nhất, than không khói có thể tạo hình thành các khối tự do nhằm tối ưu cho việc cất giữ cũng như vận chuyển .

Dây chuyền sản xuất than không khói và ứng dụng của than sạch trong đời sống

Dây chuyền sản xuất than không khói và ứng dụng của than sạch trong đời sống

Thông qua việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, than không khói có trọng lượng nặng hơn và mật độ dày hơn than củi. Bởi vậy, than không khói cũng cho thời lượng cháy lâu hơn, tiết kiệm hơn và không bị nổ hay văng lửa trong quá trình đốt cháy.

Đặc biệt, dây chuyền sản xuất than không khói còn có sự kiểm soát carbon hóa than để loại bỏ phần lớn tạp chất không đáng có cũng như chất bốc phát sinh mùi hôi hay khói bụi. Chính vì thế, loại than này có thể sử dụng tại nhiều thiết bị, không gian nhất là các không gian kín và có độ thoáng kém trong đô thị.

>>> Xem thêm

Các thiết bị có trong dây chuyền sản xuất than sạch không khói 

Hiện nay, than không khói đang là một trong những vật liệu được rất nhiều doanh nghiệp ưa chuộng  trong sản xuất, kinh doanh. Chính vì thế việc tìm hiểu kiến thức về hệ thống dây chuyền sản xuất than không khói rất quan trọng, cùng tham khảo.

Sàng phân loại nguyên liệu 

Đa số các nguyên liệu đầu vào được mua bởi nhiều nguồn khác nhau tại các xưởng và xưởng cưa. Do đó, không tránh khỏi tình trạng trộn lẫn các thành phần như gạch, sắt, đá, dăm gỗ, thủy tinh bên trong nguyên vật liệu. Chính vì thế,  một trong những vấn đề  mà các doanh nghiệp và các nhà máy sản xuất cần chú ý khi sử dụng là cần phải phân loại nguyên liệu bằng sàng trước khi đưa nguyên liệu vào hệ thống sấy.

Các thiết bị có trong dây chuyền sản xuất than sạch không khói 

Các thiết bị có trong dây chuyền sản xuất than sạch không khói

Máy sấy lồng quay 

Máy sấy lồng quay được xem là một trong những thiết bị vô cùng quan trọng trong hệ thống dây chuyền sản xuất than không khói. Như đã biết, than là một vật liệu dùng để đốt cháy chính vì thế một trong những yếu tố cần thiết nhất để đánh giá chất lượng than. 

Thiết bị  sấy lồng quay có tác dụng sấy khô các nguyên liệu đầu vào, bởi mùn cưa khi nhập từ xưởng gỗ hoặc các đơn vị cung cấp khác thường có xu hướng bị ướt ở phía trong. Hoặc có một vài trường hợp mùn cưa bị ướt trong quá trình vận chuyển đến nhà máy sản xuất do mưa hoặc độ ẩm quá cao.

Máy sấy khí và máy ép mùn cưa

Ngoài hai thiết bị vừa giới thiệu trên, một một thiết bị không thể thiếu trong dây chuyền sản xuất than không khói  phải kể đến là máy sấy. Máy sấy là một thiết bị được sử dụng sau khi sấy khô,  có vai trò quan trọng ép mùn cưa thành các thanh gỗ ép khô, cứng dưới 2 loại hình dạng khác nhau là: hình vuông và hình lục giác.

Sau khi sản phẩm than không khói đã được hoàn thành sẽ  được chuyển tiếp đến các lò nung để nung trong một nhiệt độ cao. Cuối cùng than sinh học dạng que được hình thành, đặc biệt trong quy trình có sự kiểm soát của carbon hóa than từ đó loại bỏ phần lớn tạp chất và chất bốc phát sinh khói, mùi hôi.

Hiện nay, than mùn cưa dùng trong nấu nướng sẽ an toàn và sạch sẽ hơn

Hiện nay, than mùn cưa dùng trong nấu nướng sẽ an toàn và sạch sẽ hơn

Hiện nay, than mùn cưa dùng trong nấu nướng sẽ an toàn và sạch sẽ hơn do tính chất không mùi, không tạo ra tia lửa khi đốt đặc biệt là không tạo ra khói. Than không khói hiện nay được ứng dụng rất nhiều trong đời sống thay cho than củi truyền thống để tối ưu trải nghiệm và hiệu quả. 

Dây chuyền sản xuất than không khói từ sinh khối

Như đã biết, sinh khối  là một dạng vật chất sinh học có nguồn gốc từ sự sống chủ yếu là thực vật hoặc các vật liệu có nguồn gốc từ thực vật. Trên thực tế, năng  lượng sinh khối được coi là một nguồn năng lượng tái tạo và có thể được sử dụng gián tiếp hoặc trực tiếp để có thể chuyển đổi thành một dạng năng lượng khác.

Ở nước ta hiện nay, sinh khối  tồn tại ở rất nhiều dạng khác nhau có thể kể đến như: cỏ, cây, vỏ cây, cỏ khô, mùn cưa, vỏ sò và rất nhiều những loại vật liệu khác. Đây chính là nguyên liệu để sản xuất các loại than không khói an toàn khi nấu  nướng trực tiếp thức ăn mà không ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.

Sản phẩm được được sản xuất từ 100% mùn cưa tự nhiên được nén ép thành các thanh than có sự đồng nhất về kích thước, sau đó đem nung và để nguội. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nên lưu ý có một số quy trình bắt buộc trong việc chế biến các phụ phẩm sinh khối để tạo thành một hệ thống dây chuyền sản xuất than không khói có tính đồng bộ.

>>> Xem thêm:

Lời kết

Hiện nay than không khói được sử dụng nhiều trong các bữa tiệc nướng cho gia đình, nhà hàng và khách sạn với tỷ trọng than cao hơn than thường khoảng 3 lần, không có khói khi đốt, hàm lượng tro thấp. Hy vọng với những thông tin bài viết vừa chia sẻ có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về dây chuyền sản xuất than không khói, đây là một trong những dây chuyền đơn giản với chi phí đầu tư tương đối  thấp nhưng mang lại hiệu quả cao.

Xu hướng tự động hóa trong nhà máy sản xuất

Đầu tư hệ thống tự động hóa đồng bộ giúp doanh nghiệp tối ưu quản trị, đảm bảo an toàn cho người lao động, phù hợp với chiến lược phát triển bền vững.

Theo đại diện An Phát, tự động hóa ngày một hiệu quả trong bối cảnh nguồn nhân lực lao động đang có xu thế già đi và những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Tự động hóa đã và đang được ứng dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt phải kể đến sản xuất công nghiệp.

Các lĩnh vực tiên phong, đi đầu trong việc ứng dụng công nghệthiết bị tự động tiêu biểu bao gồm: cơ khí, khí nén, y tế, nông nghiệp, điện, điện tử, công nghệ sản xuất ô tô, tàu thủy… Trong nhiều nhà máy hiện nay, các hệ thống sản xuất dây truyền, robot, tự điều khiển đang dần thay thế một phần hoặc hoàn toàn các công việc do con người đảm nhiệm.

Việc ứng dụng các công nghệ hiện đại giúp kết nối, điều khiển các loại máy móc, robot vận hành chính xác và mang đến những sản phẩm có chất lượng cao, đồng đều. Với khả năng hoạt động liên tục không ngừng nghỉ của các loại máy móc tự động, quy trình sản xuất của doanh nghiệp không bị gián đoạn so với hoạt động thủ công truyền thống.

Điều này giúp tiết kiệm nhiên liệu, tăng năng suất, nâng cao độ linh hoạt trong sản xuất. Thêm vào đó, khi vận hành, các hệ thống tự động hóa đều đã được đồng bộ, thiết lập các thông số cần thiết cho quy trình, chất lượng sản xuất, vì vậy giúp sản phẩm đầu ra đạt chất lượng tốt, đồng đều, hạn chế lỗi, giúp doanh nghiệp giảm chi phí hay rút ngắn thời gian kiểm định.

Với nhiều tính năng ưu việt, hệ thống phân tích thông minh, việc ứng dụng tự động hóa còn hỗ trợ các nhà quản trị doanh nghiệp dễ dàng có một cái nhìn trực quan, tổng thể về mọi hoạt động diễn ra, từ đó đưa ra định hướng đúng đắn.

Xu hướng tự động hóa trong nhà máy sản xuất

Nhiều doanh nghiệp đầu tư hệ thống tự động hóa. Ảnh: An Phát

Bên cạnh đó, việc ứng dụng tự động hóa trong sản xuất giúp đảm bảo an toàn cho người lao động trong một số công đoạn khó, nguy hiểm, độc hại. Chiến lược này phù hợp với xu hướng phát triển bền vững của thế giới.

Tự động hóa hiện đang là một xu thế bao trùm và tác động trực tiếp lên hầu hết các ngành nghề trên thị trường. Việc ứng dụng công nghệ và các giải pháp tự động hóa có khả năng thay thế, thậm chí thực hiện những công việc mà con người không thể làm được trước đây. Nếu ứng dụng hiệu quả tự động hóa, các doanh nghiệp dịch vụ sản xuất có thể tạo ra những bước đột phá trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Dưới áp lực cạnh tranh gay gắt từ thị trường trong việc tăng năng suất, giảm chi phí lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm thì tự động hóa ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp.

Cùng với đó, sự kết hợp của trí tuệ nhân tạo (AI), máy học và các công nghệ khác với tự động hóa quy trình bằng robot sẽ có khả năng định hình lại môi trường kinh doanh.

Xu hướng tự động hóa trong nhà máy sản xuất

Cánh tay Robot – ứng dụng tự động hóa mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Ảnh: An Phát

Theo báo cáo từ hãng nghiên cứu thị trường Research and MarketsZion Market Research, thị trường siêu tự động hóa dự báo chạm mốc 26 tỷ USD vào năm 2028. Thị trường robot công nghiệp dự kiến sẽ tăng từ 15,7 tỷ USD vào năm 2022 lên 30,8 tỷ USD vào năm 2027.

Những năm gần đây, các doanh nghiệp muốn cạnh tranh đứng vững trên thị trường đều đặc biệt đẩy nhanh tốc độ hướng tới quy trình chuyển đổi số, tự động hóa hơn bao giờ hết. Đối với thị trường các doanh nghiệp Việt Nam, tác động của dịch bệnh cũng khiến quá trình chuyển đổi số và ứng dụng triển khai các công nghệ giải pháp tự động hóa trong các ngành nghề sản xuất diễn ra nhanh, mạnh hơn.

Có thể thấy rằng, việc ứng dụng tự động hóa trong sản xuất, kinh doanh chính là tư duy linh hoạt giúp doanh nghiệp luôn nắm thế chủ động ứng phó với những yếu tố khách quan khó kiểm soát, biến động của thị trường. Tự động hóa cũng là một chiến lược đầu tư dài hạn, bền vững và tạo ra sự thay đổi, đưa hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đạt hiệu quả cả về kinh tế và nguồn lao động.

Xu hướng tự động hóa ngày càng làm thay đổi lớn đến thị trường kinh doanh và lao động trên nhiều góc độ khác nhau. Mức độ ảnh hưởng của công nghệ và tự động hóa thậm chí có thể tạo nên những luồng dịch chuyển lao động hay những quan niệm về nghề nghiệp, ổn định nghề nghiệp sẽ dần dần thay đổi trong tương lai.

Tại Việt Nam, xu thế phát triển và ứng dụng của tự động hóa trong sản xuất đang dần tiến tới một quy trình khoa học với sự tham khảo nghiên cứu kỹ lưỡng các thành tựu trên thế giới và dưới những điều kiện cụ thể của thực tế để phân tích, xây dựng chiến lược ứng dụng công nghệ số và thiết bị tự động đối với từng lĩnh vực, từng ngành khác nhau. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế bởi đa phần các doanh nghiệp mới đang ở mức độ tự động hóa một phần.

Nguồn: Sưu tầm Vnexpress

 

>>>Xem thêm<<<

Xu hướng công nghệ ưu tiên trong lĩnh vực vật liệu mới

Công nghệ mới trong lĩnh vực vật liệu mới sẽ được ưu tiên đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng, chuyển giao công nghệ để tiến tới sáng tạo, tự chủ và cạnh tranh về công nghệ nhằm triển khai định hướng phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) đến năm 2030 của Việt Nam.

Thông tin trên được các chuyên gia trao đổi tại phiên thảo luận: “Công nghệ vật liệu mới” trong khuôn khổ chương trình “Tiêu điểm công nghệ – Xu hướng công nghệ mới” của sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo (Techconnect and Innovation Viet Nam 2023) tại Quảng Ninh.

Xu hướng công nghệ ưu tiên trong lĩnh vực vật liệu mới

Xu hướng công nghệ ưu tiên trong lĩnh vực vật liệu mới – Toàn cảnh hộ thảo

Tại phiên thảo luận, các chuyên gia, viện, trường và doanh nghiệp đã trao đổi thông tin về xu hướng công nghệ mới, công nghệ ưu tiên chuyển giao trong các lĩnh vực vật liệu mới gồm: Vật liệu dệt may, da giày thông minh; Vật liệu kim loại, hợp kim tiên tiến; Vật liệu polymer và composite thân thiện môi trường; Vật liệu điện tử, bán dẫn; Chíp vi mạch và thiết bị điện tử; Quang điện tử và chiếu sáng LED; Vật liệu sử dụng trong các ngành hóa chất, sơn, phân bón; Vật liệu y sinh; Vật liệu tích trữ và chuyển đổi năng lượng; Vật liệu xây dựng, xử lý ô nhiễm môi trường.

GS.TS Nguyễn Quang Liêm chủ trì phiên thảo luận

GS.TS Nguyễn Quang Liêm chủ trì phiên thảo luận

Trình bày tham luận “Từ nghiên cứu vật liệu tới sản xuất chip ảnh nhiệt thế hệ mới”, PGS.TS. Nguyễn Trần Thuật, Phó Giám đốc Trung Tâm Nano và Năng lượng, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, ứng dụng của chip ảnh hồng ngoại nhiệt rất rộng trong các lĩnh vực khác nhau như: quốc phòng, an ninh, giao thông thông minh, tòa nhà thông minh và cải thiện khả năng quan sát trong sản xuất kỹ thuật cao; do đó, việc sở hữu công nghệ chip ảnh nhiệt có tầm quan trọng cấp quốc gia, mở đường cho các cơ hội thương mại hóa ở cả thị trường dân sự công nghệ cao và quân sự.

“Chúng tôi đã phát triển được lõi camera từ các chip ảnh nhiệt với vật liệu và quy trình được bảo vệ, bằng cách tích hợp với các linh kiện điện tử và chip cung cấp từ các nhà cung cấp chính như Qualcomm để tạo ra camera ảnh nhiệt – ảnh thường”, ông Nguyễn Trần Thuật chia sẻ.

Với lợi thế cạnh tranh mạnh: công nghệ lõi; chuỗi cung ứng sẵn sàng và khả năng tìm nguồn cung; năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D) mạnh; lợi thế pháp lý và ưu tiên cơ sở vật chất; PGS.TS. Nguyễn Trần Thuật cho rằng sự phát triển của sản phẩm này trong tương lai là vô cùng lớn.

Bàn về “Làm mát thụ động với sơn bức xạ RARE”, TS. Nguyễn Quốc Hưng, Trung tâm Nano và Năng lượng, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, đây là sơn làm mát bức xạ duy nhất trên thị trường có ba cơ chế giảm nhiệt độ với hạt nano trộn trên nền polymer như phản xạ toàn dải mặt trời tới 98%, bức xạ 95% trong vùng trong suốt của khí quyển và tuỳ chọn theo ứng dụng (cách nhiệt hoặc dẫn nhiệt).

Đồng quan điểm với TS. Nguyễn Quốc Hưng, PGS.TS Hoàng Thị Minh Thảo, Trưởng phòng KH&CN, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, sơn bức xạ RARE làm mát 5-100C so với các sơn chống nóng khác trên thị trường, chống bám bụi tốt nhất, không tiêu hao năng lượng, làm mát tuyệt đối tới nhiệt độ không khí trong bóng râm.

Tại phiên thảo luận, ông Hồ Xuân Vinh, Nhà sáng lập công ty TNHH ABACA đã chia sẻ về “Phát triển bền vững ngành muối của Việt Nam bằng công nghệ NanoSalt”. Cụ thể, công nghệ Nanosalt được ứng dụng rất đa dạng trong các ngành, lĩnh vực như dược liệu, mỹ phẩm, thực phẩm, nông nghiệp và hóa chất. Chỉ từ 1 m3 mật muối, qua công nghệ phân tách đa tầng đã tạo ra được 700 kg muối khoáng các loại, giúp giảm chi phí sản xuất, tăng độ tinh khiết đến 99% và đạt được sản lượng 1000 tấn/năm.

Được đánh giá là doanh nghiệp tạo tác động xã hội với mục tiêu ứng dụng KH&CN độc quyền để chế biến sâu các sản phẩm có giá trị cao từ muối và mật muối của địa phương mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm muối dinh dưỡng có hàm lượng Natri thấp và giàu vi khoáng từ thiên nhiên, tốt cho sức khỏe cộng đồng; công ty ABACA mong muốn phát triển bền vững ngành muối và sẵn sàng chuyển giao công nghệ khai thác khoáng biển cho các đối tác.

Cũng trong phiên thảo luận, các chuyên gia đã trao đổi về các chủ đề: vải sợi từ chuối giải pháp thay thế bền vững và công dụng tiềm năng của sợi chuối; Công nghệ phun phủ nhiệt ứng dụng phục hồi và nâng cao độ bền mài mòn, ăn mòn cho các chi tiết máy làm việc trong môi trường khắc nghiệt; Công nghệ tái chế vật liệu để chế tạo tàu biển hiệu suất cao, thân thiện với môi trường; Công nghệ chuyển đổi rác thải của ngành công nghiệp dệt may, da giày thành viên nén, sử dụng làm nhiên liệu đốt cho hệ thống lò hơi, cung cấp giải pháp chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp.

Kết luận phiên thảo luận, GS.TS Nguyễn Quang Liêm đánh giá các công nghệ vật liệu mới đều có tính ứng dụng cao theo hướng phát triển bền vững, đáp ứng được yêu cầu đặt ra của định hướng phát triển KH,CN&ĐMST đến năm 2030. Tại đây, các chuyên gia cũng cùng trao đổi tìm kiếm các giải pháp, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển bền vững các lĩnh vực công nghệ mới nói chung và lĩnh vực vật liệu mới nói riêng như: cần có sự đồng hành của chính phủ, tăng cường kết nối phát triển mối quan hệ “Nhà nước – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp – nhà truyền thông – nhà trường – người dân”; có chính sách thu hút đơn đặt hàng công nghệ vật liệu mới từ chính phủ nhằm tạo kết nối giữa doanh nghiệp và viện, trường; tăng cường những đề tài nghiên cứu ứng dụng vào thực tế sản xuất tạo chuỗi các sản phẩm mới với công nghệ vật liệu mới có giá trị cao từ các nguồn nguyên liệu sẵn có…

Sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo (Techconnect and Innovation Viet Nam 2023) có chủ đề “Đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững”, diễn ra tại tỉnh Quảng Ninh trong hai ngày 29-30/9/2023 do Bộ KH&CN phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức.

Chương trình “Tiêu điểm công nghệ – Xu hướng công nghệ mới” được tổ chức nhằm triển khai định hướng phát triển KH,CN&ĐMST đến năm 2030. Chuyên gia giới thiệu công nghệ là các nhà khoa học đang nắm giữ các sáng chế lớn trên thế giới thuộc lĩnh vực ưu tiên; các chuyên gia có kết quả nghiên cứu và sẵn sàng hợp tác thương mại hoá công nghệ; các tập đoàn công nghệ mới có công nghệ sẵn sàng chuyển giao.

Chương trình diễn ra gồm 4 phiên:

Phiên 1: “Xu hướng công nghệ mới trong lĩnh vực vật liệu mới và chương trình nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ vật liệu đến năm 2030”.

Phiên 2: “Xu hướng công nghệ trong lĩnh vực năng lượng xanh trong tương lai”.

Phiên 3: “Xu hướng công nghệ mới trong lĩnh vực khoa học phục vụ sức khoẻ và chương trình nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến phục vụ công nghiệp hoá dược và dược phẩm, phát triển công nghệ sinh học đến năm 2030”.

Phiên 4: “Xu hướng công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp 4.0”.

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN – Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ

 

Xem thêm các tin công nghệ khác: