Lưu trữ thẻ cho: chế tạo máy soragroup

Tìm hiểu về quy trình thiết kế và phát triển máy móc tự động

Máy móc tự động đang trở thành hệ thống không thể thiếu ở các doanh nghiệp sản xuất. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về quy trình thiết kế và phát triển loại máy này.

Máy móc tự động thì chắc hẳn ai cũng biết là loại thiết bị có năng suất cao, chuyên sử dụng trong sản xuất, lắp đặt, xây dựng,… Thế nhưng liệu các bạn có biết về quy trình thiết kế cũng như phát triển của máy hay chưa. Nếu chưa, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.

Thiết kế và phát triển máy móc tự động là gì 

Máy móc tự động được lắp đặt cũng như lập trình thông hệ thống cho các loại máy sản xuất theo từng lĩnh vực công nghiệp. Có rất nhiều loại máy khác nhau cũng như chức năng khác nhau và cách thiết kế cũng rất khác nhau. Tuy nhiên, các bạn cũng có thể tham khảo một số các quy trình thiết kế và phát triển máy móc tự động.

Tìm hiểu về quy trình thiết kế và phát triển máy móc tự động cho doanh nghiệp

Máy móc tự động đang dần trở thành yếu tố quan trọng trong sản xuất

Xác định ngành công nghiệp mà máy cần làm việc

Đây là yếu tố tiên quyết trước khi muốn xây dựng và lắp đặt một hệ thống máy móc tự động cho công việc sản xuất. Trước tiên, các doanh nghiệp cần phải nắm rõ được mục tiêu sản phẩm cũng như các giai đoạn cần thiết để cấu thành sản phẩm. Sau đó, họ sẽ cần phải liên hệ đến những kỹ sư nghiên cứu và yêu cầu thực hiện thiết kế dựa trên những tiêu chí cần có. Bước này hay còn được gọi là nhận biết sự cần thiết trước khi xây dựng hệ thống máy móc.

Lựa chọn công nghệ để chế tạo máy

Tiếp sau bước nhận biết thiết kế thì bước lựa chọn công nghệ để phát triển máy cũng là một bước rất quan trọng. Đây sẽ là yếu tố ưu tiên thứ hai nhằm đảm bảo năng suất của máy tự động có thể hoạt động một cách trơn tru và hiệu quả. Vậy thì có những loại công nghệ nào thường dùng để chế tạo máy tự động, cùng tìm hiểu qua một chút.

  • Công nghệ vật lý: Đây là loại công nghệ sử dụng các loại kiến thức vật lý để đưa vào lắp ráp máy. Công nghệ này giúp tạo ra các dòng máy với độ chính xác và hiệu quả vô cùng tối ưu.
  • Công nghệ cơ khí: Áp dụng công nghệ cơ khí cũng là một trong những cách để chế tạo ra các loại máy móc. Tuy nhiên, với công nghệ này khi chế tác thì người sản cần phải làm rất nhiều quá trình sau đó mới có thể hoàn thành sản phẩm.
  • Công nghệ thông tin: Đây là loại công nghệ chế tạo máy sử dụng hệ thống lập trình để tạo ra máy tự động. Cách làm này hiện nay được rất nhiều doanh nghiệp hướng đến nhờ có sự hiện đại và thông minh, tiệm cận với những cải tiến một cách triệt để.

Lựa chọn vật liệu để chế tạo hệ thống công nghệ tự động

Tùy vào từng loại máy móc tự động mà ta sẽ có các loại vật liệu chế tạo khác nhau. Chính vì thế, trước khi chế tạo các loại máy công nghiệp thì cần phải có bước lựa chọn vật liệu chế tạo. Ví dụ: chế tạo máy hàn ô tô thì cần phải sử dụng các loại vật liệu có sức chịu nhiệt, chịu lực tốt, chế tạo máy hàn cần phải tìm các loại vật liệu chịu nhiệt tốt.

Tìm hiểu về quy trình thiết kế và phát triển máy móc tự động cho doanh nghiệp

Một số quy trình thiết kế và phát triển máy tự động

Tiến hành thiết kế và chế tác từng bộ phận

Đây là những bước gần cuối cùng của quy trình chế tạo và phát triển máy móc tự động. Sau khi chúng ta đã hoàn thành các thiết kế cũng như làm xong bản vẽ thì việc tiếp theo sẽ là tiến hành thiết kế nên từng bộ phận nhỏ của máy, sau đó là lắp đặt chúng vào với nhau để tạo ra một hệ thống máy móc vận hành tự động hoàn chỉnh.

Tiến hành sửa đổi nếu có lỗi

Đây là bước kiểm tra máy cực kỳ quan trọng trước khi đưa máy vào hoạt động. Trước khi vận hành hệ thống máy móc, chúng ta cần phải thông qua bước kiểm tra hoạt động của máy. Nhờ thế, các doanh nghiệp có thể giảm thiểu các loại lỗi phát sinh mà máy có thể mắc phải trong quá trình làm việc. Vì thế, các công xưởng sản xuất cần phải kiểm tra máy móc tự động của mình một cách rất cẩn thận trước khi đưa vào hoạt động.

Trên đây là một số quy trình cơ bản trong công việc thiết kế và phát triển hệ thống máy cơ bản mà các doanh nghiệp cần phải biết. Sau đây, chúng ta cùng xem qua một số dòng máy móc tự động được các công xưởng sản xuất ưu tiên sử dụng nhiều nhất hiện nay.

Một số loại máy móc tự động được các doanh nghiệp thường sử dụng

Ở thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp và công xưởng sản xuất đang dần dần chuyển sang sử dụng các loại máy móc tự động để tăng gia sản xuất và cải thiện chất lượng sản phẩm. Hãy cùng tìm hiểu một số loại máy thông dụng ngày nay.

  • Máy đo lường tự động: Đây là loại máy thường dùng trong các doanh nghiệp chuyên làm về dịch vụ xây dựng và kiến thiết sản phẩm. Loại máy này có thể giúp cho các kỹ sư có được những thông số chính xác nhất về sản phẩm cũng như kiến trúc mình cần thực hiện.
  • Máy tự động sản xuất: Đây là loại máy thường thấy trong các xưởng sản xuất ô tô, các thiết bị xe và linh kiện. Điểm chung của các loại máy này đó là có kích thước khá lớn và hoạt động rất hiệu quả dựa trên lập trình.
  • Máy băng tải tự động: Máy băng tải tự động là hệ thống tích hợp hệ thống băng chuyền để có thể vận chuyển hàng hóa một cách dễ dàng. Loại máy này hoạt động dựa trên con lăn tự động. Từ đó có thể cải thiện tốc độ vận chuyển hàng hóa.

Tìm hiểu về quy trình thiết kế và phát triển máy móc tự động cho doanh nghiệp

Một số máy móc tự động hóa được nhiều doanh nghiệp sử dụng

Trên đây là các loại máy móc tự động được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng trong quá trình sản xuất của mình. Các xưởng sản xuất và các doanh nghiệp cũng có thể tham khảo để có thêm lựa chọn phù hợp dành cho mình.

Kết luận

Trên đây là bài viết về quy trình thiết kế và phát triển máy móc tự động. Cảm ơn quý doanh nghiệp đã quan tâm theo dõi bài viết và hy vọng rằng nội dung trong bài viết này sẽ giúp các doanh nghiệp có thêm nhiều thông tin để có thể đưa vào tham khảo.

Tự động hoá công nghiệp – Lợi ích và ứng dụng của ngành công nghiệp tương lai

Hiện đại hoá công nghiệp luôn là xu thế của toàn thế giới, bất kỳ ngành công nghiệp nào cũng cần đến tự động hóa nếu muốn nhanh chóng hội nhập và phát triển thị trường.  Việc áp dụng tự động hoá giúp đẩy nhanh tốc độ sản xuất, nâng cao hiệu quả và có độ tin cậy cao. Vậy tự động hoá công nghiệp là gì và có những ứng dụng gì, cũng theo dõi ngay những chia sẻ dưới đây của Sora về vấn đề này.

Tự động hoá công nghiệp và những thông tin không nên bỏ lỡ

Tự động hoá công nghiệp là việc ứng dụng các hệ thống và công cụ tự động trong quá trình vận hành đồng thời hạn chế sự can thiệp của con người vào quá trình sản xuất. Việc tự động hóa giúp gia tăng hiệu suất, độ chính xác đồng thời, giảm thiểu sai sót trong các quy trình và hoạt động.

Tự động hoá đã trở thành một phần quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp

Tự động hoá đã trở thành một phần quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ như hiện nay, tự động hoá đã trở thành một phần quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp. Các quy trình sản xuất có thể được thực hiện chính xác, nhanh chóng thông qua máy móc tự động thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào lao động thủ công.

Ngoài ra, việc tự động hóa còn có sự chính xác và ổn định cao giảm thiểu nguy cơ sai sót do yếu tố con người. Từ đó, đảm bảo rằng các quy trình hoạt động ổn định và liên tục, làm tăng năng suất sản xuất tổng thể.

Việc sử dụng máy móc tự động sẽ giảm thiểu lượng công việc nguy hiểm và khó khăn. Đồng thời giúp doanh nghiệp giảm nguy cơ tai nạn lao động và bảo vệ sức khỏe của người lao động, đồng thời tăng cường hiệu quả lao động.

Xem thêm:

Ưu nhược điểm của tự động hoá công nghiệp là gì?

Tự động hoá công nghiệp là một trong các yếu tố quyết định đến ngành công nghiệp sản xuất hiện nay. Vậy thì những ưu và nhược điểm của tự động hóa sản xuất ra sao, cùng tìm hiểu.

Ưu điểm

Tự động hoá công nghiệp sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi bật mang lại nhiều sự thay đổi tích cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể là:

Ưu nhược điểm của tự động hoá công nghiệp là gì?

Ưu nhược điểm của tự động hoá công nghiệp là gì?

  • Sản xuất tự động hóa giúp cải thiện hiệu suất kinh doanh, các sản phẩm được sản xuất tự động hoàn toàn, nhanh chóng.
  • Các hệ thống tự động hóa được thiết kế với độ chính xác cao, giảm thiểu nguy cơ sai sót do yếu tố con người.
  • Tự động hóa giúp giảm lượng được tối đa lượng lao động không cần thiết từ đó hỗ trợ doanh nghiệp tiết kiệm chi phí quản lý nhân sự và tối ưu hóa chi phí sản xuất tổng thể. 
  • Sản xuất tự động hóa giúp giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động, giảm thiểu nguy cơ chấn thương và sự mệt mỏi của nhân viên. 

Nhược điểm

Bên cạnh những điểm tích cực vừa nêu trên, tự động hoá cũng còn tồn tại một số mặt hạn chế nhất định. Ngay từ ban đầu, để triển khai tự động hóa đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư số vốn lớn vào các thiết bị. Các doanh nghiệp lớn hiện nay đã và đang áp dụng cách làm này và đây cũng là một rào cản đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 

Bên cạnh đó, việc vận hành và quản lý các hệ công nghiệp tự động hóa đòi hỏi kiến thức kỹ thuật cao tốn kém chi phí và thời gian đào tạo. Đặc biệt, khi kết nối với internet và hệ thống mạng khác hệ thống tự động hóa có thể gặp phải rủi ro về an ninh mạng. Chính vì vậy, doanh nghiệp phải đảm bảo an toàn thông tin và bảo mật cho các thiết bị tự động hóa nên ưu tiên sử dụng mạng nội bộ để hạn chế và ngăn chặn các rủi ro này.

Một số ứng dụng phổ biến của tự động hóa công nghiệp

Tự động hóa được sử dụng cho các ngành như sản xuất và chế tạo, mục đích là để hạn chế các thủ tục thực hiện cho con người. Hiện nay, tự động hóa còn được ứng dụng vào rất nhiều quá trình khác nhau, phải kể đến như: 

Ứng dụng Pick & Place

Pick & Place là một trong những ứng dụng phổ biến của tự động hóa được đặt vị trí từ cố định đến di động tại nhiều vị trí khác nhau. ng dụng này cũng được dùng trong tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất trong các doanh nghiệp thông qua robot hoặc cơ cấu chuyển động cơ khí. 

Một số ứng dụng phổ biến của tự động hóa công nghiệp

Một số ứng dụng phổ biến của tự động hóa công nghiệp

Bên cạnh đó, ứng dụng Pick & Place cũng hoạt động vô cùng mạnh mẽ trong mọi công đoạn của việc sản xuất. Hiện nay, các nhà máy công nghiệp  thực phẩm, giải khát, hàng tiêu dùng hay dược phẩm đều áp dụng tự động hoá trong quá trình đóng gói và sản xuất dây chuyền bước cuối.

Ứng dụng Assembly Automation

Ứng dụng Assembly Automation được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Bao gồm: công nghiệp ô tô, máy tính, dược phẩm, điện – điện tử… Ứng dụng này mang đến cho người tiêu dùng giải pháp tốt nhất về tự động hóa cũng như cung cấp công nghệ hàng đầu trong ngành công nghiệp máy tính nói riêng và ngành công nghiệp nói chung.

Mỗi sản phẩm trong ứng dụng Assembly Automation sẽ được thiết kế độc lập với dây chuyền an toàn tự động đồng thời lắp đặt vô cùng chuyên nghiệp bởi các kỹ sư có tay nghề cao. Hiện nay, đa số các doanh nghiệp có ứng dụng Assembly Automation đều cam kết đồng hành với khách hàng trong suốt quá trình vận hành cũng như sản xuất sản phẩm.

Xem thêm:

Lời kết

Hy vọng, mọi người có thể hiểu rõ hơn về tự động hóa công nghiệp và ứng dụng phổ biến hiện nay thông qua bài viết này, Nếu cần tham khảo thêm các thông tin hữu ích và muốn tìm kiếm cho doanh nghiệp mình một giải pháp hữu ích để giảm thiểu thao tác thủ công đồng thời tối ưu chi phí sản xuất thì có thể liên hệ ngay với Sora để nhận được hỗ trợ tư vấn tận tình nhất.

 CÔNG TY CP CHẾ TẠO MÁY SORA

  • Địa chỉ: Số 3 – Lô 5 – KCN Lai Xá – Kim Chung – Hoài Đức – Hà Nội.
  • Hotline: 0962 967 816
  • Email: support@soragroup.vn
  • Website: https://soragroup.vn/

Cơ khí chế tạo máy – Mũi nhọn trong công nghiệp hiện đại thời 4.0

Hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã khiến cho ngành cơ khí chế tạo máy phát triển nhanh chóng. Lĩnh vực này trực tiếp sản xuất ra tất cả các sản phẩm phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Vậy đối với nền kinh tế ngành chế tạo máy đóng vai trò như thế nào, cùng Sora tìm hiểu chi tiết hơn vấn đề này qua bài viết sau.

Cơ khí chế tạo máy và những thông tin quan trọng không nên bỏ lỡ

Cơ khí chế tạo máy là ngành chuyên chế tạo máy móc, thiết bị sản xuất, mang đến những giá trị vô cùng to lớn cho quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Sản phẩm của ngành chế tạo máy rất rộng, từ các vật dụng hàng ngày, các thiết bị điện tử, linh kiện điện, cho đến các máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, kinh doanh dịch vụ, lưu thông hàng hóa, vật tư.

Bạn biết gì về cơ khí chế tạo máy?

Cơ khí chế tạo máy được biết đến là một trong những ngành công nghiệp có lịch sử lâu đời ở nước ta hiện nay. Ngành nghề này đóng vai trò là “xương sống” trong ngành công nghiệp góp phần tạo tiền đề cho các ngành công nghiệp khác phát triển.

Cơ khí chế tạo máy được biết đến là một trong những ngành công nghiệp có lịch sử lâu đời 

Cơ khí chế tạo máy được biết đến là một trong những ngành công nghiệp có lịch sử lâu đời

Tất cả các sản phẩm kỹ thuật từ đồ dùng, thiết bị, máy móc đều qua các công đoạn gia công trong đó có đóng góp quan trọng, quyết định của cơ khí chế tạo máy. Ngành chế tạo máy bao gồm 2 khía cạnh chính của ngành công nghiệp, đó là: mảng gia công cơ khí và sản xuất chế tạo máy.  Hiện nay, các phương pháp này đã được hiện đại hóa, gia công trên các loại máy CNC tiên tiến giúp tự động hóa quá trình gia công, đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng thời giúp tiết kiệm chi phí hơn.

>>>Xem thêm<<<

Tình hình phát triển của ngành cơ khí chế tạo máy hiện nay

Cơ khí chế tạo máy có lịch sử lâu đời ở nước ta, ngành nghề này đã được phát triển mạnh ở thời Pháp thuộc. Tuy nhiên,  ban đầu chỉ được biết đến dưới dạng các nghề thủ công tạo ra công cụ sản xuất, binh khí chưa thể trở thành một ngành mũi nhọn để xây dựng nền móng cho ngành chế tạo máy. 

Song song với sự phát triển kinh tế – xã hội, ngành chế tạo máy đã phát triển khá toàn diện ở một số lĩnh vực, trình độ công nghệ. Từ đó, cơ khí chế tạo máy vươn lên và đóng vai trò là ngành công nghiệp “xương sống” của nền sản xuất xã hội, cung cấp thiết bị, máy công cụ đáp ứng nhu cầu hàng ngày của người dùng.

Triển vọng của cơ khí chế tạo máy trong tương lai 

Trong những năm qua, cơ khí chế tạo máy trong nước đã đạt được những kết quả nhất định đồng thời ghi nhận những đột phá mới ở một số lĩnh vực. Với sự tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, ngành chế tạo máy có nhiều cơ hội phát triển thông qua ứng dụng công nghệ AI, robot, in 3D, IoT…

Song song với đó là sự xuất hiện của những nhà máy chế tạo thông minh đảm bảo được tính toàn cầu hoá, tận dụng tối đa nguồn lao động. Cùng với đó là sự đầu tư khoa học kỹ thuật tiên tiến vào máy móc, tự động hóa tối đa quy trình sản xuất, nâng cao khả năng chế tạo để tối ưu hóa năng xuất và giảm thiểu chi phí.

Vai trò của cơ khí chế tạo máy trong xã hội

Ngành cơ khí chế tạo máy nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của kinh tế- xã hội. Bao gồm:

Ngành cơ khí chế tạo máy giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của kinh tế - xã hội

Ngành cơ khí chế tạo máy giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của kinh tế – xã hội

  • Ngành chế tạo máy có khả năng tạo ra giá trị gia tăng cao, tạo điều kiện cho sự phát triển của các ngành công nghiệp khác, góp phần làm tăng trưởng kinh tế tổng thể.
  • Ngành cơ khí chế tạo cung cấp nhiều cơ hội việc làm, giúp người lao động có thu nhập ổn định hơn, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm tỷ lệ thất nghiệp.
  • Cơ khí chế tạo máy góp phần đổi mới và phát triển công nghệ, tăng cường sức cạnh tranh trong thời đại toàn cầu hóa.
  • Lĩnh vực này có thể tạo ra các sản phẩm có hiệu suất cao, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển bền vững.
  • Ngành chế tạo máy có khả năng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư, phát triển, góp phần vào sự đa dạng hóa kinh tế.
  • Ngành cơ khí chế tạo có sự liên kết mạnh mẽ với các ngành công nghiệp khác như: ngành cung cấp nguyên liệu, công nghiệp hàng hóa, dịch vụ hỗ trợ.
  • Các sản phẩm công nghệ mới trong ngành chế tạo máy góp phần tạo ra sự tiến bộ xã hội, cải thiện cuộc sống của người dân.

Một số phương pháp cơ khí chế tạo hiện đại

Công nghệ tự động hóa ra đời hỗ trợ rất nhiều cho ngành cơ khí chế tạo máy giúp tự động hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu nhân công đồng thời  tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả làm việc. Hiện nay có 4 phương pháp gia công chế tạo cơ khí hiện đại, bao gồm:

Công nghệ tự động hóa ra đời hỗ trợ rất nhiều cho ngành cơ khí chế tạo máy

Công nghệ tự động hóa ra đời hỗ trợ rất nhiều cho ngành cơ khí chế tạo máy

Phương pháp cơ khí

Phương pháp cơ khí được áp dụng với các vật liệu gia công khó gia công có độ cứng, độ bền, tính giòn cao. Phương pháp này bao gồm các kỹ thuật gia công bằng tia hạt mài, tia nước, tia nước + hạt mài, siêu âm hay gia công bằng tia hạt mài.

Phương pháp điện hoá

Phương pháp điện hoá áp dụng đối với các vật liệu khó gia công bằng các phương pháp thông thường. Điện hóa trong cơ khí chế tạo máy bao gồm các phương pháp như: mài điện hóa, mài xung điện hóa, gia công điện hóa, gia công điện phân ống hình…

Phương pháp nhiệt điện

Phương pháp nhiệt điện trong ngành chế tạo máy bao gồm các phương pháp như gia công bằng xung điện. Có thể kể đến như: mài xung điện, gia công bằng tia laze, gia công bằng quang Plasma, cắt dây xung điện hay gia công bằng dòng điện từ.

Phương pháp hoá 

Phương pháp hoá được ứng dụng rộng rãi bởi sở hữu ưu điểm về chi phí dụng cụ thấp, không gây biến dạng các chi tiết. Trong ngành chế tạo máy, phương pháp này ó nhiều phương pháp như gia công quang hóa, phay hóa, sản xuất được nhiều sản phẩm như lò xo lá, mặt nạ ống hình vô tuyến, là mô tơ điện. 

Ứng dụng của cơ khí chế tạo máy trong đời sống xã hội

Cơ khí chế tạo máy là một bộ phận nhỏ của ngành cơ khí nói chung. Lĩnh vực này hoạt động chủ yếu chế tạo máy, hệ thống thay thế cho hoạt động lao động của con người, nhằm tăng năng xuất cũng như giảm thiểu tối đa thời gian. 

Ngành chế tạo máy phục vụ công cuộc đổi mới và phát triển đất nước một cách mạnh mẽ. Không chỉ vậy,lĩnh vực này không chỉ tiếp xúc với máy móc, kim loại, xăng dầu mà còn ứng dụng vật lý vào rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống.

Chế tạo cơ khí giảm đi đáng kể sức lao động của con người đồng thời làm gia tăng năng suất và đầu ra sản phẩm. Bên cạnh đó, ngành này còn giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí nhân công và chi phí sản xuất.

Chế tạo máy giúp mọi ngành sản xuất hiện nay đi theo một dây chuyền hiện đại. Qua đó, giúp các doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát chất lượng cũng như đảm bảo tiến độ hoàn thành sản phẩm.

>>>Xem thêm<<<

Lời kết

Cơ khí chế tạo máy vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra thiết bị, chế tạo máy và công cụ. Hy vọng, qua thông tin bài viết Sora vừa chia sẻ có thể giúp mọi người nhận thức rõ hơn về lĩnh vực này cũng như các phương pháp cơ khí chế tạo máy và ứng dụng trong đời sống.

Máy cấp vành cho máy tiện

1. MÁY CẤP VÀNH CHO MÁY TIỆN

Máy cấp vành là gì?

  • Máy tiện là máy công cụ quay một vật xung quanh một trục quay để thực hiện các hoạt động khác nhau như cắt, chà nhám, gõ, khoan, biến dạng, đối mặt và xoay, với các công cụ được áp dụng cho phôi để tạo hình một đối tượng có tính đối xứng quay xung quanh trục đó.
  • Máy cấp vành cho máy tiện là máy dùng để cung cấp vành cho công đoạn tiện, cánh tay robot sẽ lấy vành từ cụm nâng vào collet máy tiện.

Ứng dụng?

Máy cấp vành được ứng dụng rộng rãi trong các ngành gia công đặc biệt là gia công cơ khí, kim loại.

Xem thêm:

 

Máy cấp vành cho máy tiện 3

Máy cấp vành cho máy tiện

2. ĐẶC ĐIỂM
  • Máy vận hành đơn giản. An toàn và hiệu quả.
  • Máy hoàn toàn tự động từ khâu cấp liệu đến thành phẩm.
  • Dễ dàng tích hợp với dây chuyền hiện có của khách hàng.
  • Sử dụng động cơ điều khiển với độ chính xác cao.
  • Có thể thiết kế tùy chỉnh theo yêu cầu của khách hàng với nhiều model khác nhau.
  • Giao diện thân thiện với người vận hành, điều khiển bằng màn hình cảm ứng HMI.
  • Máy được trang bị thiết bị kiểm tra, có thể tự động dừng khi bất thường và trạng thái lỗi được hiển thị trên màn hình HMI, giúp nhanh chóng phát hiện và xử lý lỗi, giảm thời gian dừng máy không mong muốn.
Máy cấp vành cho máy tiện

Máy cấp vành cho máy tiện

3. ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT

KÍCH THƯỚC:

  • Kích thước máy :2370(W) x 2160(D) x 2535(H)mm
  • Chiều cao vận hành của máy 1050 ± 50mm tính từ mặt sàn.
  • Công suất: 1.5 kVA

YÊU CẦU NGUỒN KHÍ:

  • Áp suất nguồn khí: 0.4 – 0.6 mpa
  • Sử dụng nguồn điện: 1 pha, AC 220V, 50Hz
  • Sử dụng nguồn điện điều khiển: DC 24V
Máy cấp vành cho máy tiện 4

Máy cấp vành cho máy tiện

4. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
  • Bật Aptomat tổng, máy sẵn sàng hoạt động.
  • Ấn nút khởi động trên bảng điều khiển để khởi động máy.
  • Công nhân cấp sản phẩm thành các chồng (6 vị trí) trên cụm cấp. Cụm cấp quay đến vị trí của cụm nâng Cụm nâng sản phẩm đi vào và nâng phôi lên cấp cho robot gắp ( mỗi lần dịch nâng 1 pcs ).
  • Robot gắp phôi đặt vào collet máy tiện và quay về gắp phôi tiếp theo.
  • Sau khi tiện xong, cụm trung gian đi vào kẹp sản phẩm đã tiện đi ra chờ.
  • Robot đưa phôi tiếp theo vào collet và gắp sản phẩm đã tiện ở cụm trung gian xếp vào thùng.
  • Phôi ở chồng thứ nhất sau khi tiện xong, xy lanh đẩy di chuyển cụm nâng sản phẩm bàn quay ra. Bàn quay sẽ quay chồng tiếp theo vào vị trí nâng.
  • Cụm nâng đi vào và tiếp cục cấp phôi cho robot.
  • Sau khi hết sản phẩm có đèn + còi báo để cấp sản phẩm mới.
Máy cấp vành cho máy tiện 3D

Máy cấp vành cho máy tiện 3D

 

Máy cấp vành cho máy tiện 2

Máy cấp vành cho máy tiện

 

 

Tải xuống Catalogue Chi tiết của Máy

Khách hàng có nhu cầu về các máy tự động, máy tự động chuyên dụng, dây chuyền tự động, băng tải phục vụ ngành cơ khí vui lòng liên hệ:

Xem thêm các loại băng tải khác: