Tự động hoá đã trở thành một phần quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp

Tự động hoá công nghiệp – Lợi ích và ứng dụng của ngành công nghiệp tương lai

Hiện đại hoá công nghiệp luôn là xu thế của toàn thế giới, bất kỳ ngành công nghiệp nào cũng cần đến tự động hóa nếu muốn nhanh chóng hội nhập và phát triển thị trường.  Việc áp dụng tự động hoá giúp đẩy nhanh tốc độ sản xuất, nâng cao hiệu quả và có độ tin cậy cao. Vậy tự động hoá công nghiệp là gì và có những ứng dụng gì, cũng theo dõi ngay những chia sẻ dưới đây của Sora về vấn đề này.

Tự động hoá công nghiệp và những thông tin không nên bỏ lỡ

Tự động hoá công nghiệp là việc ứng dụng các hệ thống và công cụ tự động trong quá trình vận hành đồng thời hạn chế sự can thiệp của con người vào quá trình sản xuất. Việc tự động hóa giúp gia tăng hiệu suất, độ chính xác đồng thời, giảm thiểu sai sót trong các quy trình và hoạt động.

Tự động hoá đã trở thành một phần quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp

Tự động hoá đã trở thành một phần quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ như hiện nay, tự động hoá đã trở thành một phần quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp. Các quy trình sản xuất có thể được thực hiện chính xác, nhanh chóng thông qua máy móc tự động thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào lao động thủ công.

Ngoài ra, việc tự động hóa còn có sự chính xác và ổn định cao giảm thiểu nguy cơ sai sót do yếu tố con người. Từ đó, đảm bảo rằng các quy trình hoạt động ổn định và liên tục, làm tăng năng suất sản xuất tổng thể.

Việc sử dụng máy móc tự động sẽ giảm thiểu lượng công việc nguy hiểm và khó khăn. Đồng thời giúp doanh nghiệp giảm nguy cơ tai nạn lao động và bảo vệ sức khỏe của người lao động, đồng thời tăng cường hiệu quả lao động.

Xem thêm:

Ưu nhược điểm của tự động hoá công nghiệp là gì?

Tự động hoá công nghiệp là một trong các yếu tố quyết định đến ngành công nghiệp sản xuất hiện nay. Vậy thì những ưu và nhược điểm của tự động hóa sản xuất ra sao, cùng tìm hiểu.

Ưu điểm

Tự động hoá công nghiệp sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi bật mang lại nhiều sự thay đổi tích cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể là:

Ưu nhược điểm của tự động hoá công nghiệp là gì?

Ưu nhược điểm của tự động hoá công nghiệp là gì?

  • Sản xuất tự động hóa giúp cải thiện hiệu suất kinh doanh, các sản phẩm được sản xuất tự động hoàn toàn, nhanh chóng.
  • Các hệ thống tự động hóa được thiết kế với độ chính xác cao, giảm thiểu nguy cơ sai sót do yếu tố con người.
  • Tự động hóa giúp giảm lượng được tối đa lượng lao động không cần thiết từ đó hỗ trợ doanh nghiệp tiết kiệm chi phí quản lý nhân sự và tối ưu hóa chi phí sản xuất tổng thể. 
  • Sản xuất tự động hóa giúp giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động, giảm thiểu nguy cơ chấn thương và sự mệt mỏi của nhân viên. 

Nhược điểm

Bên cạnh những điểm tích cực vừa nêu trên, tự động hoá cũng còn tồn tại một số mặt hạn chế nhất định. Ngay từ ban đầu, để triển khai tự động hóa đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư số vốn lớn vào các thiết bị. Các doanh nghiệp lớn hiện nay đã và đang áp dụng cách làm này và đây cũng là một rào cản đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 

Bên cạnh đó, việc vận hành và quản lý các hệ công nghiệp tự động hóa đòi hỏi kiến thức kỹ thuật cao tốn kém chi phí và thời gian đào tạo. Đặc biệt, khi kết nối với internet và hệ thống mạng khác hệ thống tự động hóa có thể gặp phải rủi ro về an ninh mạng. Chính vì vậy, doanh nghiệp phải đảm bảo an toàn thông tin và bảo mật cho các thiết bị tự động hóa nên ưu tiên sử dụng mạng nội bộ để hạn chế và ngăn chặn các rủi ro này.

Một số ứng dụng phổ biến của tự động hóa công nghiệp

Tự động hóa được sử dụng cho các ngành như sản xuất và chế tạo, mục đích là để hạn chế các thủ tục thực hiện cho con người. Hiện nay, tự động hóa còn được ứng dụng vào rất nhiều quá trình khác nhau, phải kể đến như: 

Ứng dụng Pick & Place

Pick & Place là một trong những ứng dụng phổ biến của tự động hóa được đặt vị trí từ cố định đến di động tại nhiều vị trí khác nhau. ng dụng này cũng được dùng trong tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất trong các doanh nghiệp thông qua robot hoặc cơ cấu chuyển động cơ khí. 

Một số ứng dụng phổ biến của tự động hóa công nghiệp

Một số ứng dụng phổ biến của tự động hóa công nghiệp

Bên cạnh đó, ứng dụng Pick & Place cũng hoạt động vô cùng mạnh mẽ trong mọi công đoạn của việc sản xuất. Hiện nay, các nhà máy công nghiệp  thực phẩm, giải khát, hàng tiêu dùng hay dược phẩm đều áp dụng tự động hoá trong quá trình đóng gói và sản xuất dây chuyền bước cuối.

Ứng dụng Assembly Automation

Ứng dụng Assembly Automation được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Bao gồm: công nghiệp ô tô, máy tính, dược phẩm, điện – điện tử… Ứng dụng này mang đến cho người tiêu dùng giải pháp tốt nhất về tự động hóa cũng như cung cấp công nghệ hàng đầu trong ngành công nghiệp máy tính nói riêng và ngành công nghiệp nói chung.

Mỗi sản phẩm trong ứng dụng Assembly Automation sẽ được thiết kế độc lập với dây chuyền an toàn tự động đồng thời lắp đặt vô cùng chuyên nghiệp bởi các kỹ sư có tay nghề cao. Hiện nay, đa số các doanh nghiệp có ứng dụng Assembly Automation đều cam kết đồng hành với khách hàng trong suốt quá trình vận hành cũng như sản xuất sản phẩm.

Xem thêm:

Lời kết

Hy vọng, mọi người có thể hiểu rõ hơn về tự động hóa công nghiệp và ứng dụng phổ biến hiện nay thông qua bài viết này, Nếu cần tham khảo thêm các thông tin hữu ích và muốn tìm kiếm cho doanh nghiệp mình một giải pháp hữu ích để giảm thiểu thao tác thủ công đồng thời tối ưu chi phí sản xuất thì có thể liên hệ ngay với Sora để nhận được hỗ trợ tư vấn tận tình nhất.

 CÔNG TY CP CHẾ TẠO MÁY SORA

  • Địa chỉ: Số 3 – Lô 5 – KCN Lai Xá – Kim Chung – Hoài Đức – Hà Nội.
  • Hotline: 0962 967 816
  • Email: support@soragroup.vn
  • Website: https://soragroup.vn/