Lưu trữ thẻ cho: tin tức công nghệ

Dây chuyền sản xuất quy mô nhỏ và vai trò quan trọng trong công nghiệp hiện đại

Dây chuyền sản xuất nhỏ là nơi mà sản phẩm được tạo ra từ các thành phần cơ bản và đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm chất lượng. Trong dây chuyền này có sự kết hợp hoàn hảo giữa sự linh hoạt và tính hiệu quả thực hiện cao chuyển đổi giữa các sản phẩm khác nhau một cách dễ dàng. Cùng theo dõi những thông tin được Sora tổng hợp dưới đây để khám phá sâu hơn về dây chuyền sản xuất mô hình vừa và nhỏ này cũng như những lợi ích đối với nền công nghiệp.

Giới thiệu tổng quan về dây chuyền sản xuất nhỏ

Dây chuyền sản xuất nhỏ được biết đến là một hệ thống sản xuất hoạt động ở quy mô nhỏ hơn dây chuyền sản xuất công nghiệp. Các dây chuyền này chủ yếu được sử dụng cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa hoặc các lĩnh vực sản xuất đặc thù. 

Tổng quan về dây chuyền sản xuất nhỏ

Tổng quan về dây chuyền sản xuất nhỏ

So với các dây chuyền công nghiệp lớn, dây chuyền sản xuất này có quy mô và sản lượng thấp hơn. Loại hình dây chuyền này được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất tương đối thấp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Bên cạnh đó, dây chuyền nhỏ cũng có khả năng thay đổi quy trình sản xuất hoặc chuyển đổi giữa các sản phẩm khác nhau một cách dễ dàng. Từ đó, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng và sự thay đổi không ngừng của thị trường.

Không chỉ vậy, các dây chuyền này còn có thể tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu cụ thể của khách hàng. Với những tính năng nổi bật, dây chuyền này cho phép sản xuất các sản phẩm có độ phức tạp và yêu cầu đặc biệt của doanh nghiệp.

Đặc biệt, dây chuyền nhỏ hường yêu cầu mức đầu tư thấp hơn, giúp doanh nghiệp quy mô nhỏ tiết kiệm chi phí và khởi đầu dễ dàng hơn. Có thẻ nói, loại hình dây chuyền này có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đóng góp vào sự đa dạng hóa trong sản xuất.

>>> Xem thêm:

Dây chuyền sản xuất nhỏ gồm những nhân tố nào?

Trong dây chuyền sản xuất mô hình nhỏ bao gồm rất nhiều nhân tố quan trọng giúp hoạt động của dây chuyền được vận hành trôi chảy. Đó là:

Người lao động

Người lao động là một trong những nhân tố quan trọng không thể vắng mặt trong một dây chuyền sản xuất mô hình nhỏ. Đây sẽ là người trực tiếp tham gia vào các khâu sản xuất ra sản phẩm, với kinh nghiệm làm việc của những công nhân này sẽ giúp tạo ra các sản phẩm chất lượng hơn là máy móc, thiết bị hiện đại.

Người lao động là nhân tố quan trọng trong một dây chuyền sản xuất quy mô nhỏ

Người lao động là nhân tố quan trọng trong một dây chuyền sản xuất quy mô nhỏ

Thiết bị máy móc

Tiếp theo sau người lao động chính là các loại thiết bị máy móc được ứng dụng các công nghệ vô cùng hiện đại. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng có ảnh hưởng lớn đến sự thành công của quá trình sản xuất công nghiệp. Trong quá trình hoạt động, người dùng nên kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị máy móc sản xuất sản phẩm thường xuyên để đảm bảo chất lượng vệ sinh và khả năng hoạt động tốt nhất.

Dây chuyền sản xuất quy mô nhỏ có những ưu, nhược điểm gì?

Dây chuyền sản xuất nhỏ sở hữu một số điểm mạnh và điểm yếu riêng biệt, tùy thuộc vào môi trường hoạt động và mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới. Dưới đây là những  ưu điểm và nhược điểm của loại hình dây chuyền này mà bạn có thể tham khảo.

Ưu điểm

Dây chuyền sản xuất quy mô nhỏ có khả năng thay đổi và có tính linh hoạt cao để đáp ứng tốt hơn khi nhu cầu thị trường có biến đổi giúp doanh nghiệp đáp ứng tốt hơn sự thay đổi trong yêu cầu của khách hàng. Không chỉ vậy, các dây chuyền này còn có thể được tùy chỉnh dễ dàng để sản xuất các sản phẩm có đặc điểm riêng biệt, từ đó  tạo cơ hội để sản xuất các sản phẩm độc đáo và đắt giá.

Dây chuyền sản xuất mô hình nhỏ có khả năng thay đổi và có tính linh hoạt cao 

Dây chuyền sản xuất mô hình nhỏ có khả năng thay đổi và có tính linh hoạt cao

Thực tế, việc đầu tư vào dây chuyền sản xuất quy mô nhỏ thường đòi hỏi mức đầu tư thấp hơn so với các dây chuyền công nghiệp lớn. Chính điều này đã giúp doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa có thể tiết kiệm chi phí tối đa. 

Bên cạnh đó, dây chuyền sản xuất này cũng chỉ cần một lực lượng lao động tương đối nhỏ. Bởi vậy, các dây chuyền này có tiềm năng tạo ra việc làm cho cộng đồng và hỗ trợ trong việc giảm tỷ lệ thất nghiệp ở địa phương.

Nhược điểm

Dây chuyền sản xuất quy mô nhỏ bị hạn về sản lượng khiến doanh nghiệp không thể sản xuất đủ lượng để đáp ứng nhu cầu của thị trường lớn. Từ đó, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc cạnh tranh về giá cả với các đối thủ lớn.

Mặt khác, các dây chuyền sản xuất này thường gặp không ít khó khăn trong việc tự động hóa quy trình sản xuất do chi phí đầu tư ban đầu tương đối cao đối với doanh nghiệp nhỏ. Không chỉ vậy, một số doanh nghiệp cũng sẽ gặp khó khăn hơn về tài nguyên và khả năng đầu tư trong công nghệ xanh do biến đổi khí hậu.

Có thể nói, việc ứng dụng đang sở hữu khá nhiều ưu điểm về tính linh hoạt và tùy chỉnh tuy nhiên cũng tồn tại không ít khó khăn về về khả năng cạnh tranh trên thị trường. Chính vì thế, quyết định sử dụng dây chuyền sản xuất nhỏ hay lớn thông thường sẽ phụ thuộc vào mục tiêu và nguồn vốn của doanh nghiệp

Dây chuyền sản xuất quy mô nhỏ có vai trò như thế nào trong công nghiệp

Việc áp dụng dây chuyền sản xuất nhỏ đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tạo ra được một lượng lớn sản phẩm nhờ máy móc hiện đại. Bên cạnh đó, các sản phẩm được sản xuất ra cũng sẽ đồng nhất về chất lượng, hạn chế tối đa các sản phẩm bị lỗi so với khi áp dụng hình thức sản xuất thủ công.

Không chỉ vậy, việc ứng dụng dây chuyền sản xuất này, doanh nghiệp cũng sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, nhân công làm việc, chi phí đầu tư. Với tốc độ làm việc nhanh chóng của máy móc và khả năng hoạt động liên tục trong khoảng thời gian dài sẽ góp phần nâng cao hiệu suất công việc cho doanh nghiệp.

>>> Xem thêm:

Lời kết

Dây chuyền sản xuất nhỏ được xem là giải pháp tối ưu nhất dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa giúp làm gia tăng số lượng và chất lượng sản phẩm. Hy vọng qua thông tin bài viết vừa chia sẻ có thể giúp người dùng hiểu rõ hơn về vai trò và ứng dụng của loại dây chuyền sản xuất này trong ngành công nghiệp hiện đại. 

VAA tổ chức hội thảo “Sản xuất thông minh theo xu hướng Tự động hóa – Tối ưu hoá – Công nghệ thông tin”

Số hóa sẽ thúc đẩy hoạt động sản xuất thông minh của doanh nghiệp. Việc chuyển đổi số ứng dụng dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo đang thay thế dần cấu trúc ngành công nghiệp hiện có. Trong bối cảnh đó, Informa Markets Việt Nam kết hợp cùng Hội Tự động hóa Việt Nam tổ chức buổi hội thảo với chủ đề: “Sản xuất thông minh theo xu hướngTự động hóaTối ưu hoáCông nghệ thông tintrên nền tảng số ứng dụng dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo”.

Hội thảo được tổ chức trong khuôn khổ triển lãm MTA Hanoi. Chương trình quy tụ các diễn giả là đại diện Hội Tự động hóa Việt Nam (VAA), Viện Sáng tạo & Chuyển đổi số (VIDTI) cùng các cơ quan uy tín hàng đầu trong ngành khác, nhằm tạo diễn đàn cho các nhà quản lý, doanh nghiệp, nhà sản xuất, cung ứng công nghệ có thể trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, thúc đẩy chuyển đổi công nghệ số hóa và tự động hóa tại Việt Nam.

Thời gian: 14:00 – 16:30, ngày 11/10/2023

Địa điểm diễn ra hội thảo: Trung tâm triển lãm I.C.E, Hà Nội.

Mời quý vị xem chi tiết Khung chương trình hội thảo:

Đăng ký tham gia hội thảo tại đây

Xem thêm các tin công nghệ khác:

Xúc tiến đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm cơ khí

Sáng ngày 31/8, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống các Cơ quan thương vụ Việt Nam tại nước ngoài với chủ đề “Xúc tiến đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm cơ khí”. Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Tham dự hội nghị có hơn 300 đại biểu từ các cơ quan thuộc Bộ Công Thương, các Thương vụ, Chi nhánh Thương vụ Việt Nam, Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại nước ngoài, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp và các cơ quan thông tấn, báo chí.

Hội nghị diễn ra theo phương thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đông đảo đại biểu từ các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan và doanh nghiệp liên quan từ 63 tỉnh, thành trên cả nước tham gia.

Hội nghị tập trung trao đổi, cập nhật thông tin về tình hình, diễn biến, các quy định về chính sách, yêu cầu mới đối với nhập khẩu, đánh giá thị hiếu tiêu dùng của thị trường nhập khẩu đối với các sản phẩm ngành cơ khí; thảo luận đánh giá cơ hội, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong hoạt động xuất – nhập khẩu, yêu cầu xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm cơ khí.

Xem thêm các loại máy tự động sản xuất:

Liên hệ chế tạo máy tự động hóa
Động lực tăng trưởng kinh tế

Trong những năm qua, dưới lãnh đạo của Đảng, sự vào cuộc của Quốc hội và điều hành quyết liệt của Chính phủ cùng sự phối hợp của các Bộ, Ngành, địa phương, công nghiệp đã trở thành ngành có tốc độ tăng trưởng và năng suất lao động cao trong các ngành kinh tế. Trong đó, ngành cơ khí là một trong những ngành công nghiệp có lịch sử lâu đời và được Đảng và Nhà nước xác định là ngành công nghiệp mang tính “xương sống”, đóng vai trò là động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, mở rộng sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là một số nhóm ngành như như cơ khí khuôn mẫu, cơ khí công nghệ cao, máy móc thiết bị, phụ tùng…

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhận định, giai đoạn vừa qua, chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của ngành cơ khí khi từng bước làm chủ và nâng cao tỷ lệ nội địa hoá, tạo động lực thúc đẩy ngành công nghiệp và kinh tế phát triển, qua đó trực tiếp và gián tiếp tạo việc làm cho hàng triệu lao động, đồng thời hướng tới mục tiêu đến năm 2023, ngành cơ khí Việt Nam được phát triển với đa số các chuyên ngành có công nghệ tiên tiến, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi giá trị toàn cầu, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, cạnh tranh bình đẳng trong hội nhập quốc tế.

Song, bức tranh gam màu xám tiếp tục là tông màu chủ đạo bao trùm lên nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam không phải ngoại lệ. Tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến rất phức tạp, khó lường, tác động và ảnh hưởng sâu đến sự ổn định toàn cầu dẫn tới hệ luỵ làm gián đoạn, đứt gãy các chuỗi cung ứng, tác động không nhỏ đến hoạt động ngành công nghiệp nói chung và ngành cơ khí nói riêng.

Dù đã ghi nhận những kết quả tích cực trong điều hành kinh tế vĩ mô, tăng trưởng cũng như triển vọng phục hồi và xu thế của nền kinh tế những tháng vừa qua, tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia, từ nay đến cuối năm, khó khăn, thách thức vẫn sẽ nhiều hơn thuận lợi, các động lực tăng trưởng của nền kinh tế sẽ tiếp tục phải đón những luồng gió ngược của thế giới.

Bên cạnh đó, dù dư địa thị trường của công nghiệp là rất lớn, song việc đa dạng và mở rộng thị trường đối với các doanh nghiệp trong ngành cơ khí vẫn hết sức khó khăn do vấp phải sự canh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp do năng lực cạnh tranh chưa đủ mạnh, chưa xây dựng được thương hiệu và được nhiều khách hàng tiềm năng biết đến.

Giai đoạn vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt, sát sao chỉ đạo các Bộ, ngành cùng với các địa phương triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng. Thứ trưởng Đỗ Thẳng Hải cho biết thêm, Bộ Công Thương đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ sản xuất, kinh doanh trong nước, đa dạng hóa nguồn cung, đối tác, tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, tiếp tục giữ vững, củng cố vị thế tại các thị trường đã có các Hiệp định thương mại tự do, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với các rào cản thương mại, các biện pháp phòng vệ thương mại.

Tăng cường kết nối doanh nghiệp, cung cấp thông tin thị trường

Tại hội nghị, ông Nguyễn Chỉ SángPhó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Cơ khí Việt Nam cho biết, hiện con số xuất nhập khẩu của ngành cơ khí lớn nhưng hầu hết nằm trong khối doanh nghiệp FDI, tỷ trọng của doanh nghiệp Việt Nam còn khiêm tốn. Qua làm việc thực tế, ông Nguyễn Chỉ Sáng cho hay, khách hàng nước ngoài nhận diện nhiều hạn chế của doanh nghiệp cơ khí Việt Nam. Trong đó, kỹ năng tìm kiếm khách hàng hạn chế; chưa có mặt hàng truyền thống; không có đại diện bán hàng theo khối và không liên kết chặt chẽ trong tìm kiếm khách hàng; ngại thay đổi quy mô sản xuất và hạn chế trong sử dụng thương mại điện tử phục vụ sản xuất, kinh doanh.

Theo đó, đại diện Hiệp hội cơ khí đề xuất Thương vụ Việt Nam ở thị trường nước ngoài hỗ trợ mạnh mẽ cho doanh nghiệp cơ khí trong nước, nhất là về cung cấp thông tin thị trường. Đồng thời đề nghị Bộ Công Thương tăng cường hỗ trợ kết nối doanh nghiệp trong ngành với các nhà mua hàng nước ngoài. Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các kênh thương mại điện tử; hỗ trợ tổng hợp số liệu và nhu cầu thị trường.

Về phía Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI), bà Trương Thị Chí Bình – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VASI thông tin, năm nay, thị trường sản phẩm cơ khí suy giảm khoảng 20% đơn hàng, có doanh nghiệp đơn hàng suy giảm nặng hơn từ 30-40%. Tuy nhiên, lĩnh vực cơ khí cũng có thêm nhiều khách hàng mới do sự dịch chuyển về sản xuất.

Trong khi đó, năng lực của doanh nghiệp trong nước đã có những chuyển biến tích cực. Cùng với đó là nhiều công đoạn sản xuất doanh nghiệp Việt Nam đủ khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp Trung Quốc, Ấn Độ.

Thông tin về thị trường Hoa Kỳ trong lĩnh vực cơ này, ông Nguyễn Mạnh Hùng – Trưởng đại diện Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại New York cho biết, lĩnh vực cơ khí đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Hoa Kỳ, nhất là ngành sản xuất ô tô. Bên cạnh là nhà sản xuất lớn về cơ khí chế tạo, Hoa Kỳ cũng là nước có nhu cầu nhập khẩu đa dạng, các sản phẩm nhập khẩu là máy công nghiệp, máy bay dân dụng, máy tính, phụ kiện bán dẫn, máy móc nông nghiệp, ngành giấy; ô tô, phụ tùng ô tô.

Như vậy, hiện còn nhiều dư địa xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, doanh nghiệp trong nước cần chủ động nguồn hàng, tuân thủ quy định từ thị trường; có các chứng chỉ về chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, tuỳ theo từng ngành, sản phẩm cụ thể. Mặt khác, doanh nghiệp cần sản xuất theo tiêu chuẩn bền vững, hài hoà tiêu chuẩn quốc tế; tham gia các hội chợ xúc tiến xuất khẩu. “Thương vụ sẽ đồng hành, phối hợp với các doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại để sản phẩm cơ khí tiếp cận thuận lợi thị trường Hoa Kỳ”, ông Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Đối với thị trường Nhật Bản – thị trường xuất khẩu truyền thống của sản phẩm cơ khí Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cơ khí đang chiếm tỷ trọng 5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này. Ông Tạ Đức Minh – Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản thông tin, Nhật Bản hiện đang thực hiện chính sách mới nhằm tránh phụ thuộc nguồn cung vào Trung Quốc và mở rộng sang khối các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam.

Xem thêm các loại băng tải khác:

Mặt khác, doanh nghiệp cơ khí của Nhật Bản chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, lâu đời, chủ của doanh nghiệp này muốn chuyển giao tuy nhiên ở đất nước có tỷ lệ già hoá dân số việc này tương đối khó khăn nên có định hướng sang Việt Nam tìm cơ hội hợp tác sản xuất.

Khách hàng có nhu cầu về các máy tự động, máy tự động chuyên dụng, dây chuyền tự động, băng tải phục vụ ngành cơ khí vui lòng liên hệ:

Hội nghị đã diễn ra với 2 phiên thảo luận chính gồm: Phiên 1 dành cho đại diện các Hội, Hiệp hội (Hiệp hội Cơ khí Việt Nam, Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam, Hội các Doanh nghiệp Cơ khí tỉnh Bắc Giang) trao đổi về những khó khăn, thuận lợi, đề xuất nhu cầu hỗ trợ và các sáng kiến liên quan đến việc thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí Việt Nam với các thị trường nước ngoài.

Phiên 2 dành cho đại diện các Thương vụ, Văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam tại Nhật Bản, Philippines, Séc, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, New York (Mỹ) thông tin cập nhật về tình hình thị trường; một số quy định, tiêu chuẩn, điều kiện của thị trường có thể tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu các mặt hàng cơ khí của Việt Nam và khuyến nghị đối với các địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, sau Hội nghị này, với trách nhiệm là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tổng hợp đầy đủ nhu cầu hỗ trợ và các kiến nghị, đề xuất của các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để tập trung giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét chỉ đạo giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và xuất khẩu ngành cơ khí, hỗ trợ doanh nghiệp ngành cơ khí tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi giá trị toàn cầu, cạnh tranh bình đẳng trong hội nhập quốc tế , cơ bản đáp ứng nhu cầu sản phẩm cơ khí của thị trường trong nước và phát triển xuất khẩu, đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước.

Theo số liệu thống kê, tháng 8/2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 60,92 tỷ USD, tăng 6,7% so với tháng trước, 7,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 32,37 tỷ USD, tăng 7,7% so với tháng trước, giảm 7,6% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 8/2023 ước đạt 28,55 tỷ USD, tăng 5,7% so với tháng trước, giảm 8,3% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 8 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 435,23 tỷ USD, giảm 13,1% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa sơ bộ tháng 8 năm 2023 ước tính xuất siêu 20,19 tỷ USD.

Tác giả: Hương Nguyễn
Nguồn: Báo Bộ Công Thương