Chế tạo máy bay điều khiển từ xa như thế nào?
Máy bay điều khiển từ xa mang đến những ứng dụng hỗ trợ vô cùng hữu ích cho con người trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Thiết bị này đã không còn xa lạ trên thế giới nhưng không phải ai cũng biết được những ứng dụng cũng như cách chế tạo máy bay điều khiển từ xa. Cùng Sora tìm hiểu chi tiết hơn về thiết bị này qua thông tin chia sẻ dưới đây.
Bạn biết gì về máy bay điều khiển từ xa?
Máy bay điều khiển từ xa là một loại phương tiện bay được điều khiển từ xa, có thể thực hiện các nhiệm vụ khác nhau trong đời sống. Từ việc giải trí cho đến các hoạt động chuyên nghiệp như khảo sát công trình hay cứu hộ đều có sự “góp mặt” của thiết bị này.
Máy bay điều khiển từ xa có kiểu dáng thiết kế giống như những chiếc máy bay thật, sử dụng động cơ cánh quạt là chủ yếu. Việc điều khiển loại máy bay này cũng khá đơn giản nhưng đòi hỏi cần có sự khéo léo để có thể điều khiển từ từ nâng máy bay lên.
Xem thêm:
Máy bay điều khiển từ xa được ứng dụng như thế nào trong đời sống?
Hiện nay, máy bay điều khiển từ xa được ứng dụng rất rộng rãi trong đời sống hàng ngày, từ việc giải trí cho đến các hoạt động chuyên nghiệp như khảo sát công trình hay cứu hộ.Cụ thể là:
Quay phim, chụp ảnh
Máy bay điều khiển từ xa là một công cụ hữu ích giúp những người yêu thích nhiếp ảnh hay quay phim thu được những góc nhìn mới lạ và độc đáo từ độ cao khác nhau. Ngoài ra, các phương tiện này còn được trang bị các tính năng hiện đại giúp người dùng có thể dễ dàng điều khiển.
Vận chuyển hàng hóa
Một trong những ứng dụng hữu ích của máy bay điều khiển từ xa là vận chuyển hàng hóa, thậm chí là các loại hàng hóa đặc biệt như thuốc men hay các thiết bị y tế từ một điểm đến một điểm khác một cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí. Việc sử dụng loại máy bay này để vận chuyển đồ cứu trợ, thực phẩm và nước uống tại các khu vực khó tiếp cận do thiên tai là rất cần thiết.
Hỗ trợ truyền thông
Đối với lĩnh vực báo chí, truyền thông để thu được những hình ảnh đặc biệt, những góc nhìn mới mẻ cho các bài phóng sự việc sử dụng máy bay điều khiển từ xa là rất cần thiết. Với khả năng bay đến các khu vực khó tiếp cận, các phương tiện này có thể mang lại cho người dùng những, hình ảnh sắc nét nhất.
Khảo sát công trình
Máy bay điều khiển từ xa còn được ứng dụng để khảo sát các công trình xây dựng hoặc các giàn khoan dầu khí. Các chủ đầu tư có thể sử dụng loại máy bay này để giám sát tiến độ thi công, kiểm tra chất lượng công trình thay vì phải thuê máy bay hay trang bị một đội ngũ nhân viên đến hiện trường.
Hỗ trợ cứu nạn, cứu hộ
Máy bay điều khiển từ xa cũng được sử dụng trong các hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ. Với khả năng bay đến những khu vực khó tiếp cận, máy bay giúp cho quá trình tìm kiếm và cứu hộ trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Hỗ trợ nông nghiệp
Một trong những ứng dụng phổ biến và mang lại hiệu quả cao của máy bay điều khiển từ xa đó chính là hỗ trợ nông dân trong lĩnh vực nông nghiệp. Sử dụng loại máy bay này trong nông nghiệp mang lại nhiều lợi ích quan trọng như tiết kiệm chi phí, tăng hiệu suất làm việc.
Đặc biệt, khi sử dụng máy bay điều khiển từ xa phun thuốc trừ sâu không chỉ giúp nông dân tiết kiệm thời gian và công sức, mà còn đảm bảo cây trồng được cung cấp đúng lượng chất dinh dưỡng cần thiết. Bên cạnh đó, người nông dân cũng có thể phát hiện sớm các vấn đề và bệnh tật mà cây trồng có thể gặp phải để thực hiện các biện pháp phòng trị kịp thời.
Hướng dẫn chế tạo máy bay điều khiển từ xa chi tiết, cụ thể nhất
Cách chế tạo máy bay điều khiển từ xa không quá khó thực hiện với những vật liệu giá rẻ và chất liệu khá nhẹ, dễ tìm kiếm. Các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị vật liệu
Các vật liệu được sử dụng để chế tạo máy bay điều khiển từ xa rất dễ tìm kiếm với chi phí không quá cao. Bao gồm: Bộ thu, động cơ servo và BEC, động cơ motor ESC và pin, xốp loại dẻo dai.
Bước 2: Xác định trọng lượng và trọng tải của máy bay
Trước tiên bạn cần tính toán tổng khối lượng của motor, pin, ESC, servo, BEC và bộ thu là bao nhiêu. Sau khi hoàn thành tính toán xong tổng trọng lượng của máy bay, cần phải tính tiếp phần diện tích của cánh máy bay để nâng trọng lượng của máy bay và bay lên.
Bước 3: Thiết kế sải cánh, thân máy bay
Khi đã tính toán và có tổng diện tích của cánh máy bay, tiếp theo bạn cần chia ra độ dài và chiều rộng cánh sau. Khi đã thiết lập xong kích thước của phần cánh máy bay, người dùng sẽ thiết kế tiếp phần thân và đuôi máy bay sao cho thanh ngang đuôi đạt mức độ ổn định và chiếm khoảng 25 – 35% diện tích cánh. Ngoài ra, nếu muốn chế tạo máy bay điều khiển từ xa có kích thước lớn hơn thì nên làm phần cánh và phần đuôi có thể tháo rời để dễ dàng tháo lắp khi cần thiết.
Bước 4: Tiến hành chế tạo máy bay điều khiển từ xa
Sau khi hoàn thành bản vẽ thiết kế, bạn hãy bắt tay vào chế tạo phần thân đuôi bằng cách cắt hai hình tam giác và hai hình thang có đáy nhỏ rồi kết nối với nhau bằng keo nóng silicon. Đối với phần mũi của máy bay, bạn tạo hình có dạng như hình chóp và dán cả ba phần lại với nhau.
Bước 5: Gắn bộ phận điện tử
Gắn các thiết bị điện tử như bộ thu, pin và các servo vào trong thân máy. Đối với ESC và BEC nên gắn bên ngoài thân máy bay giúp ổn định điều chỉnh máy bay.
Bước 6: Gắn đuôi và làm cánh máy bay
Phần đuôi máy bay được gắn thẳng đứng lên phần thân đuôi, bạn hãy sử dụng dao cắt sâu khoảng nửa để tạo độ lên xuống cho phần rìa sao cho phần rìa này có thể chuyển động lên xuống. Tuy nhiên, người dùng nên sử dụng băng keo trong dán phần rìa và phần cánh lại với nhau để chắc chắn cho phần rìa này không bị rơi ra.
Bước 7: Gắn động cơ
Tạo hai hình hộp chữ nhật và sử dụng hai miếng xốp cách nhiệt có kích thước bằng với đầu lớn của hình hộp chữ nhật. Gắn hai thanh gỗ nhỏ trên hai miếng xốp dùng hai thanh gỗ tròn xiên qua phần trước và phần sau của hình hộp, dùng tua vít gắn chặt các động cơ vào hai thanh gỗ trên hai hình hộp.
Xác định trọng tâm của phần thân máy bay để gắn cánh sao cho đạt được sự cân bằng. Dùng hai ngón tay nắm vào ở giữa phần thân và nhấc cánh lên rồi di chuyển đến vị trí cân bằng và đánh dấu vị trí đó bằng bút lông. Tiếp theo, i tìm vị trí đóng hai thanh chốt bằng gỗ đánh dấu về phía trước 3 phần, và phía sau 7 phần độ rộng của cánh.
Bước 8: Gắn thanh điều khiển rìa cánh và làm phần chân hạ cánh
Bước cuối cùng bạn cần gắn thanh điều khiển rìa cánh và làm phần chân hạ cánh bằng hai bánh xe. Hãy uốn cong đoạn dây chì theo hình chữ V rồi gắn vào phần thân máy bay bằng dây cao su rồi gắn vào hai bánh xe. Cuối cùng thử nghiệm công tác bay ở chỗ rộng rãi để máy bay dễ cất cánh và điều khiển bay dễ dàng hơn.
Xem thêm:
Lời kết
Từ những thông tin trong bài viết hy vọng có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ứng dụng và cách chế tạo máy bay điều khiển từ xa đơn giản nhất. Nếu đang muốn tìm mua sản phẩm khách hàng có thể lựa chọn Sora là điểm đến lý tưởng. Đây là công ty hàng đầu thị trường Việt trong lĩnh vực cung cấp giải pháp và chế tạo máy tự động theo yêu cầu với độ chính xác và hiệu quả cao.